Giáo hội mà tôi mong đợi (P6)

Dòng Tên được thánh Inhaxio Loyola (1491-1556) cùng một số đấng đồng sáng lập tiên khởi, chuyên phục vụ giáo hoàng và được sai đi khắp cùng thế giới, nơi nào cần đến những “vấn đề khẩn cấp” chính yếu. Sự sẵn sàng hoàn toàn và tức khắc đối với việc phục vụ các giáo hoàng được biểu lộ trong “lời khấn thứ tư” mà các tu sĩ dòng Tên nói lên khi khấn dòng. Đây là một lời khấn vâng phục khá đặc biệt. Lý do của lời khấn này bởi giáo hoàng là người biết rõ hoàn toàn nhất những nhu cầu của giáo hội hoàn vũ, và nơi mà những nhu cầu đó được biểu lộ để sai tu sĩ Dòng Tên đi khi cần thiết. Một giáo hoàng được đào tạo trong linh đạo của dòng Tên như Đức Phanxicô chắc chắn cũng được nhập thể tinh thần phổ quát và tính đặc thù như mọi tu sĩ Dòng Tên khác. Tính năng động của từ “hơn”- “magis” được hiện diện ở Jorge Mario Bergoglio từ khi đang còn trẻ, nói một cách cụ thể hơn, ơn gọi này được biểu lộ như một lòng ao ước mãnh liệt được sai đến nơi có nhu cầu lớn nhất.

Thánh lễ khai mạc kỷ niệm 400 năm Dòng Tên tại TGP. TPHCM

Những nét đặc sắc rõ ràng nhất nơi bản lĩnh của ngài ngày hôm nay đã biểu lộ một cách mạnh mẽ cho thế giới thấy được trong ơn gọi Dòng Tên của ngài : “Đòi hỏi không phải là ‘một linh mục cô đơn’, nhưng phải ‘sống cùng’ trong cộng đoàn, đòi hỏi đưa ra một hướng truyền giáo nhất quán theo cá tính ‘vô kỷ luật’ của ngài”.

Từ ngày 13.3.2013, các nhà báo thường hỏi các tu sĩ Dòng Tên rằng một giáo hoàng Dòng Tên có nghĩa là gì ? Làm sao tôi lại không mong ước đặt câu hỏi này với chính Đức Giáo hoàng Phanxicô ? Trong suốt cuộc trao đổi với Đức Giáo hoàng, điều xuất hiện rõ ràng nhất là yếu tố của nền linh đạo của thánh I-nhã đã giúp cho sứ vụ làm giáo hoàng của ngài là “sự biện phân”. Việc biện phân là quá trình thiêng liêng giúp cho phân biệt được “cái đà” thiêng liêng đưa dẫn ta tới Thiên Chúa và “cái trớn” làm ta xa Thiên Chúa. Điều này có giá trị với tất cả mọi người. Và việc biện phân giúp lấy những quyết định hoặc có những chọn lựa theo Tin Mừng.

Đây là một khía cạnh căn bản nơi cách nhìn của các tu sĩ dòng Tên về thế giới và sứ vụ của họ trong thế giới như tổng tu nghị lần thứ 34 của dòng Tên năm 1995 đã khẳng định : “Trong việc thực thi sứ vụ linh mục của mình, tu sĩ dòng Tên tìm và khám phá điều mà Thiên Chúa đã thực hiện trong đời sống của những con người, của những xã hội và các nền văn hóa và biện phân cách thức mà Thiên Chúa sẽ tiếp tục công trình của mình khi nhấn mạnh rằng toàn bộ cuộc sống của con người được soi rọi bởi ân sủng. Cách nhìn này về cuộc sống đã ảnh hưởng đến cách thức và sứ vụ của linh mục dòng Tên, được thể hiện ở những lãnh vực khác nhau”.

Thánh Inhaxiô Loyola tổ phụ Dòng Tên

Do đó, sự biện phân thiêng liêng có tính Phúc Âm là tìm để khám phá sự hiện diện của thần khí trong thực tại nhân sinh và văn hóa, mầm mống đã được gieo trong sự hiện diện nơi các biến cố, các cảm xúc, các ước mong, các mâu thuẫn sâu xa của lòng người và những bối cảnh xã hội, văn hóa và thiêng liêng. Cha Jorge Mario Bergoglio đã từng viết : “Thiên Chúa đang sống trong thành phố của chúng ta”. Đó là một thái độ nội tâm mời gọi con người mở lòng ra để đối thoại, để gặp gỡ và để tìm kiếm Thiên Chúa khắp mọi nơi, chứ không chỉ trong những khuôn viên giới hạn hay được nhìn nhận là khép kín. Nhất là thái độ này không sợ sự phức tạp của cuộc sống mà trái lại đối diện một cách dũng cảm nó.

Do vậy, cách hành động và cách quyết định phải có gốc rễ sâu xa, được kèm theo bởi việc học lại cách quan tâm, cách suy tư, khẩn cầu các dấu chỉ của thời đại. Những dấu chỉ ấy luôn hiện diện khắp nơi, từ một biến cố lớn nhất đến một bức thư do một tín hữu nào đó viết ra. Đối với cha Jorge Mario Bergoglio, thế giới luôn luôn không ngừng chuyển động: Viễn cảnh thông thường thì không khả thi với những cách suy xét để lượng giá và sắp đặt điều quan trọng với điều không quan trọng. Cuộc sống tinh thần còn có những tiêu chuẩn lượng định khác mà Đức Phanxicô sau này làm thành của mình; hơn nữa, ngài đã nhìn nhận cách minh nhiên rằng phương cách thông thường mà ngài quyết định đáp ứng điều mà thánh I-nhã gọi là “giai đoạn hai”, nghĩa là “khi một tâm hồn đón nhận nhiều ánh sáng và được hiểu biết nhờ những an ủi cũng như việc không được an ủi chính là nội tâm mà tâm hồn đó cảm nghiệm và ngang qua kinh nghiệm biện phân các thần khí” (Linh thao, 176). Đó cũng là cách thức luôn hướng dẫn Đức Giáo hoàng trong những chọn lựa của ngài. Ngay cả khi những chọn lựa này được thể hiện khi tâm hồn “tận dụng đến những năng lực tự nhiên, cách tự do và cách bình tĩnh” (Linh thao 177), ngài chờ đợi sự hiểu biết ấy được hướng dẫn và soi sáng bởi niềm an ủi nội tâm.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng, sự biện phân thiêng liêng cũng hướng dẫn những chọn lựa hằng ngày của chúng ta, xem ra lúc đầu chúng ta sẽ nhìn thấy toàn là những chọn lựa phải làm liền và làm cách tự nhiên. Một ví dụ: khi Đức Giáo hoàng nói với tôi quyết định của ngài về việc sống ở nhà Saint Marta, ngài đã dùng từ “élection = chọn lựa”. Tôi khá ngạc nhiên bởi Đức Giáo hoàng mượn từ tiêu biểu của ngôn ngữ thánh I-nhã để nói đến chọn lựa là hoa quả của việc lưu tâm biện phân nội tâm khi tìm thánh ý Chúa.

Nguyên tắc tổng kết quan điểm này là như sau: “Không để cho mình đóng khung trong một cái gì lớn hơn, nhưng để cho mình được chứa đựng bởi những cái gì nhỏ hơn, và đó là một điều thánh thiêng”. Câu này thuộc một loại văn chương mà một tu sĩ dòng Tên vô danh đã sáng tác để làm vinh danh thánh I-nhã. Câu này đã làm đẹp lòng Holderlin đến nỗi ông ta đã lấy nó làm câu châm ngôn của mình. Và, như chúng ta đã biết, ông Holderlin là một tác giả mà Jorge Mario Bergoglio thích nhất, đến nỗi ngài đã trích dịch bằng tiếng mẹ đẻ của mình, hai ngày sau khi được bầu, lúc ngài đón tiếp các hồng y trong phòng Clémentine. Các câu thơ sau đây của William Blake có thể giúp ta hiểu rõ hơn loại văn chương này: “Nhìn thấy thế giới trong một hạt cát/ Và một địa đàng trong bông hoa dại/ Nắm trong lòng bàn tay sự vô tận/ Và vĩnh cửu trong một giờ”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn nói gì ? Rằng trong Nước Chúa, điều hoàn toàn bé nhỏ lại có thể hoàn toàn lớn lao. Và điều vĩ đại có thể là một cái lồng. Kế hoạch lớn lao được thực hiện trong cử chỉ bé nhỏ nhất, trong những bước đi bé nhỏ nhất. “Thiên Chúa ẩn mình trong những gì bé nhỏ, và trong những gì đang nảy mầm, dù ta có thể không thấy được”. Đây không phải là điều mới mẻ. Đây là một suy tư đồng hành với Jorge Mario Bergoglio ít là từ những năm ngài đang là Bề trên Giám tỉnh. Năm 1981, ngài đã thử viết một thử luận mà ngày hôm nay chúng ta tìm thấy trong Meditaciones para religiosos, một thử luận mà ngài còn nhớ rõ trong cuộc trao đổi với chúng tôi.

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Cuốn sách cha cho
Cuốn sách cha cho
Khi cầm trên tay, tôi chú ý đến tựa sách “Gặp gỡ Thánh Inhã - Đấng sáng lập Dòng Tên”. Nó nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng một gang tay.
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.