Hương vị khó quên

Ký túc xá năm học cấp 3 của tôi là một khu nhà chung dành cho học sinh lên tỉnh trọ học. Chúng tôi đến từ nhiều huyện khác nhau nên có thể học hỏi vô số điều hay qua đặc trưng vùng quê của mỗi đứa. Còn nhớ cứ dịp lễ lạt, sinh nhật hay thậm chí có đứa về quê mới lên là chúng tôi đều ngồi lại với nhau, góp chút thức ăn quê mình vào bữa ăn chung của cả nhóm. Những giờ phút ăn uống, trò chuyện cùng nhau ấy được lũ học trò nhỏ chúng tôi gọi vui là “giao lưu văn hóa ẩm thực”. Trong suốt mấy năm xa nhà, tôi không đếm hết đã có mấy lần mình cùng đám bạn ký túc bày biện bữa ăn chung, nhưng trong ký ức vẫn in sâu hương vị của món lọc le mà một người bạn đã từng chiêu đãi.

Lọc le là món của người Khmer, được xếp vào dạng ăn vặt, ăn chơi. Trong tiếng Khmer, lọc le có nghĩa là rau. Thành phần làm nên món ăn vặt này gồm các loại quả có vị chát, chua như chuối, đu đủ, xoài, khế... không được quá sống hoặc chín thì mới có được độ giòn. Đem từng thứ quả vừa kể đi bào thành lát, xếp đầy trên dĩa. Kế đến, lấy mắm bò hóc (prahok hay pro hoc) cho vào chén lớn, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn tất một món vô cùng đơn giản mà độc đáo. Thưởng thức lọc le, người ta có thể chấm từng lát quả ngập vào chén mắm hay dùng chung hai, ba loại quả có mùi vị khác nhau tùy ý thích. Nhìn qua, lọc le là món ăn không quá cầu kỳ, ở trong cách làm cũng như thưởng thức. Thế nhưng, ít ai biết, mùi vị đặc trưng của món này lại tạo bởi một thứ nguyên liệu được chế biến rất công phu, đó là mắm bò hóc. Từ con cá nước ngọt bất kỳ, người ta làm sạch, để ráo rồi đem ngâm với muối. Phơi qua nắng cho thật khô phần cá đã ngâm, sau đó ướp gia vị gồm đường, bột ngọt, tiêu, tỏi... Đợi gia vị thấm, người ta dùng vật nặng ép cho cá ra hết nước. Xong công đoạn này thì bước sang một khâu quan trọng khác, bắt đầu xếp cá vào chỗ chứa: cứ một lớp cá thì một lớp muối, kế đến là cơm nguội, xoay vòng cho tới hết số cá mình có. Đem số cá đã muối này phơi nắng mấy tuần rồi ủ thêm vài ba tháng thì mới có thể dùng được. Nhắc tới món ăn dân dã của người Khmer, thật thiếu sót nếu không nói về món mắm bò hóc này, bởi nó đã gắn bó bao đời với dân và tạo nên một dấu ấn riêng trong văn hóa ẩm thực của người Khmer Nam Bộ. Người không quen vị mắm, ban đầu ăn sẽ thấy rất hôi, nhưng ăn dần thì nghiện. Bận đầu mới thử lọc le tôi nuốt không trôi miếng quả đang cầm trên tay. Đến miếng thứ hai thì quen hơn với mùi mắm nên đầu lưỡi dần nhận ra nhiều hương vị. Trong lọc le, cay, chua, chát, mặn, ngọt đều đủ cả. Chấm một miếng quả cho vào miệng, các giác quan như sực tỉnh bởi hương vị vùng quê tuy bình dị nhưng đầy lôi cuốn.

Ăn lọc le có cái vui riêng của nó. Mỗi người góp vào một ít, người quả này, người quả kia, rồi xúm vào rộn ràng chuẩn bị nên không khí bữa ăn rất ấm áp. Món ăn nhờ có sự sẻ chia, sum vầy như thế nên cũng trở nên đậm đà và nghĩa tình hơn.

Thy Liên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Cuốn sách cha cho
Cuốn sách cha cho
Khi cầm trên tay, tôi chú ý đến tựa sách “Gặp gỡ Thánh Inhã - Đấng sáng lập Dòng Tên”. Nó nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng một gang tay.
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.