Lễ hội thiếu nhi ở Nhật Bản

Người Nhật hầu như không có khái niệm gì về ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6. Thay vào đó, trẻ em Nhật Bản có ngày lễ hội riêng của mình, diễn ra vào ngày 5.5 hằng năm. Ngày hội này gắn liền với hình ảnh những chiếc diều hình cá chép Koinobori đầymàu sắc, tượng trưng cho sự thành công và xua đuổi linh hồn ma quỷ. Nguồn gốc những chiếc diều này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc, khi loài cá chép đã vượt qua dòng Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng. Hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh vượt khó với lòng dũng cảm để đạt được những thành công trong cuộc sống.

Tục lệ treo diều cá chép ở Nhật Bản

Tục lệ treo diều cá chép trong ngày tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép vậy. Xưa kia lễ hội này chỉ dành cho các bé trai, nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật. Có dịp đến Nhật Bản những ngày đầu tháng 5, có thể nhìn thấy những con cá chép bằng vải dài hơn ba mét tung bay phất phới trong gió, trông thật đẹp. Tại một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, lớn nhất là người cha ở trên cùng và đứa con nhỏ ở phía dưới cùng.

Lễ hội búp bê cho thiếu nhi Nhật Bản

Trước đó, Nhật Bản còn có một lễ hội dành cho các bé gái vào ngày 3.3, được gọi là“Lễ hội Búp bê”(Hina Matsuri). Vào dịp này, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia đình, người ta sẽ trang trí búp bê Hina, một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp, là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày dịp lễ hội, sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội năm sau. Một bộ búp bêHina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống.

KHÊ THỦY (tổng hợp)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Gần 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 34 tác giả thuộc nhóm Mỹ thuật Ða Minh (Dominiart) đã góp mặt trong cuộc triển lãm, diễn ra tại Trung tâm mục vụ giáo xứ Thánh Ða Minh - Ba Chuông, TGP TPHCM từ ngày 7.8 - 15.8.2024.
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, cộng tác viên thân thiết nhiều năm của báo Công giáo và Dân tộc vừa ra mắt bộ sách về hòa hợp hôn nhân với hai cuốn “Bí mật chuyện phòng the” và “Buông hay giữ” (NXB Phụ Nữ Việt Nam).
Người ta không thể cho điều mình không có!
Người ta không thể cho điều mình không có!
Không có thì lấy gì mà cho? Muốn cho cũng chịu. Phải có mới cho được. Xưa học tiếng Latinh, khi học văn phạm thì mình gặp được câu đó: Nemo dat quod non habet, dịch sát chữ: không ai cho điều nó không có. Điều kiện để cho là...
Xe lôi đạp Châu Đốc
Xe lôi đạp Châu Đốc
Gần đây, có dịp đi Châu Đốc (An Giang), chúng tôi khá thích thú với một phương tiện vận chuyển cứ ngỡ đã xa lắm rồi: chiếc xe lôi đạp thô sơ. Phía trước là một chiếc xe đạp, gắn đằng sau cái thùng có thể ngồi được 3 -...
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Có những dòng chữ, lời xin lỗi lịch sự bắt gặp đây đó trên đường phố hay ở các công trình xây dựng, góp vào nét đẹp cho đô thị một cách đáng kể mà chẳng tốn kém gì…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố, tên đường luôn được lựa chọn, xem xét cân nhắc trước khi gắn biển trang trọng, công bố. Trên khắp xứ sở, không khác một quyển sách kỳ vĩ mở ra qua từng cái tên trên đường, phố thị nói về văn hóa, lịch sử cách sinh động,...