Lục lọi quá khứ về tập tục lì xì

Ba ngày đầu năm, con trẻ hay thanh nam, thanh nữ trong nhà chưa lập gia đình đều tụ tập lại chúc tuổi ông bà, cô chú, mẹ cha và nhận được một phong bao màu đỏ bên trong là tiền mừng tuổi. Nhưng chắc ít có ai biết về những nguồn gốc đằng sau chiếc bì rực rỡ màu gấc chín này

Ý NGHĨA TÊN GỌI

Theo thầy Nghiêm Toản (hiệu Hạo Nhiên) – giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Việt Hán tại Văn Khoa Sài Gòn lúc xưa – sinh ngày 5/3 năm 1907 tại Nam Định, “lì xì” có gốc là từ lợi thị trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu “hán ngữ bính âm”, còn gọi là “phanh âm” (cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc) là lì shì. “Lợi thị” có thể được hiểu theo 3 ý nghĩa. Một là, số lời thu được do mua bán mà ra. Hai là, tốt lành – có lợi. Ba là, vận tốt – vận may. Trong cả ba cách lý giải trên, thì “lợi thị” hay “lì xì” đều ngụ ý được lợi, được tiền, được may mắn. Thầy Hạo Nhiên khẳng định tiền mừng tuổi chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều tốt lành cho trẻ em dịp đầu năm.

Lì xì trở thành nét văn hóa của người Á Đông

XƯA KIA…

Ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc “bách niên giai lão”. Ngày nay, người ta để tiền mừng đầu năm tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt trong một phong bao màu đỏ, in hoa văn đẹp mắt mà chúng ta vẫn quen gọi là bao lì xì.

Theo truyền thuyết xa xưa, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến cho chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu năm.

Lì xì cho con cháu như một lời chúc con cháu thêm tuổi thêm ngoan

Một truyền thuyết khác lại kể rằng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ cung đình đời nhà Đường. Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn.

Không có tài liệu cụ thể nào nói chính xác về thời điểm phong tục này được du nhập vào Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng lì xì đã theo chân những người Minh Hương tới Việt Nam với mục đích lánh nạn trong những năm cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Cũng có người nói rằng, phong tục mừng tuổi đã có ở nước Đại Việt từ sau thời kỳ Bắc thuộc. Tên gọi “lì xì” trước đây chỉ phổ biến ở miền Nam Việt Nam, nơi có cộng đồng người Hoa đông đảo, nhưng với sự giao lưu văn hóa, giờ đây những người miền Bắc cũng dùng từ này thay cho chữ “mừng tuổi”.


LÌ XÌ BẰNG TIỀN HAY BẰNG CHỮ?

Bỏ tiền trong bao đỏ có thể lý giải bằng những giai thoại trên, như đã nói, trong miền Nam thì rõ ràng hơn cả. Ở miền Trung, ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp này và họ gọi là “tiền mừng tuổi”. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà khi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà cha mẹ trước.

Trẻ con háo hức nhận bao đỏ ngày Xuân

Qua giao thừa, tới sáng sớm Mùng Một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn – nhà phong tục học Toan Ánh (sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh), chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết “thơm thảo” với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng. Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là “tiền mở hàng”. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn.

Các em nhỏ háo hức khi cầm trong tay bao lì xì ngày tết

Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà ở “tình”, tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để “làm quà” mừng tuổi.

Người ta cũng có thể lì xì cho nhau bằng những bức tranh, phổ biến nhất là hình con cá chép. Sở dĩ như vậy là do con cá đọc tiếng Hoa là “dũy”, đồng âm với chữ DƯ, nghĩa là “dư dật, thừa thãi”. Tranh vẽ con cá được tặng là lời chúc nhau có của cải dư dật.

DUY HÒA

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Ðưa đường sách trở thành một bộ phận của du lịch thành phố...
Theo kế hoạch từ UBND TPHCM, đến tháng 3.2025, thành phố sẽ xây dựng, phát triển các đường sách, không gian sách tại các khu vực theo 4 trục đông - tây - nam - bắc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân. 
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Phim ngắn “Tiếng Chuông” gởi gắm thông điệp ý nghĩa trong Mùa Chay
Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim Tiếng chuông phát trên kênh “Phim truyện mục vụ” của Ủy ban Truyền thông, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khơi gợi trong lòng người xem niềm cảm thông với những mảnh đời cơ nhỡ, sự thức tỉnh trở về của...
Lấy việc giúp người  làm niềm vui
Lấy việc giúp người làm niềm vui
Mở tự điển thấy ghi vui là hớn hở. Chỉ vậy thôi! Chỉ nhìn gương mặt một người thì biết ngay là người đó đang vui hay đang buồn, đang bực tức, đang cau có, hay đang gì gì đó…
Người ngoại quốc đến Việt Nam  tìm quyển sách quý
Người ngoại quốc đến Việt Nam tìm quyển sách quý
Không biết nguồn sách cũ từ đâu đến và nằm chất chồng trên các kệ ở những quầy sách cũ của Đường Sách. Những lần đến đây, chúng tôi vẫn chứng kiến các du khách đến từ nhiều quốc gia âm thầm vào những quầy sách, kiên nhẫn đưa mắt...