Họa sĩ Raffaello thuộc dinh ĐGH Niccolò 5. Raffaello vẽ đẹp đến nỗi ĐGH ra lệnh hủy bỏ các bức vẽ có trước và để ông vẽ lại tất cả. Raffaello vẽ 2 phòng là Stanza della Segnatura (1509-1511) và Stanza d’Eliodoro.
![]() |
Stanza della Segnatura |
* Phòng về Hỏa hoạn Borgo - Stanza dell’incendio di Borgo (1514-1715)
Raffaello muốn vẽ các bức tranh để tôn vinh quyền bính của Giáo Hoàng qua gương mặt của ĐGH Leo 10 đang cai quản và các vị tiền nhiệm Leo 3 và Leo 4.
Có thể nhân ra điều này ở bức tranh lễ đội vương miện cho Hoàng Đế Charlemange trong đền thờ thánh Phêrô qua tay ĐGH Leo 3 vào năm 800, ám chỉ cuộc thỏa hiệp giữa Đức Leo 10 và vua Pháp Francois 1 vào năm 1515. Bức ĐGH Leo 3 giải thích vào ngày 23 tháng 12 năm 800 chống lại tố cáo sai lạc với những dòng chữ ở dưới bức tranh: “Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền xét xử Giám Mục mà thôi, con người không có quyền đó”.
Hoặc bức vẽ khu phố Santo Spirito nằm bên trái đền thờ thánh Phêrô bị hỏa hoạn năm 847, từ bao lơn, ĐGH Leone 4 làm dấu thánh giá và tự nhiên đám cháy bị dập tắt.
![]() |
Fire in Borgo |
Hay bức diễn tả cảnh năm 849, ĐGH Leono 4 chiến thắng quân Sanasin tại cảng Ostia và tuyên bố thành lập Đạo Binh Thánh Giá chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ trước sự hiện diện của Hoàng Đế Lothaire và các Hồng Y.
* Phòng sắc lệnh Stanza della Segnatura (1509-1511)
Phòng ký sắc lệnh và chiếu chỉ, xưa là thư viện riêng của ĐGH Giulio 2.
Dù chủ đề chính là tranh luận về phép Thánh Thể, nhưng đề tài thực sự của bức tranh là tôn vinh Giáo Hội chiến đấu và thắng trận. Trên cao là Thiên Chúa Cha với các thiên thần bao quanh. Trên bầu trời có Chúa Kitô, Đức Mẹ Maria, thánh Gioan Tiền Hô. Dưới là Chúa Thánh Thần. Hai bên có hai thiên thần cầm các sách Phúc Âm. Bên trái là thánh Phêrô, Adong, thánh sử Gioan, vua Đavít, thánh Lorenso và có lẽ là ngôn sứ Gieremia. Bên phải là thánh Phaolô, tổ phụ Abraham, thánh Giacôbê, ông Môisen, thánh Sêbastianô và một nhân vật Cựu ước. Dưới đất: ở chính giữa là bàn thờ có đặt mặt nhật giữ Mình Thánh Chúa. Bên trái là thánh Gregoriô, thánh Giralamo (ngồi), các giám mục và các tu sĩ, trong đó có Angelico, Bramante đang chỉ một cuốn sách. Bên phải là thánh Ambrosio, thánh Agostino (ngồi), thánh Tomas Aquino, ĐGH Innocente 3, thánh Bonaventura, ĐGH Sisto 4, thi sĩ Dante. Phía trái: dân chúng tế lễ, thánh Augustino và đứa bé ở bãi biển. Bà bói toán cho Hoàng Đế Augustô thấy Đức Mẹ Maria.
![]() |
Xe của Đức Giáo hoàng tại bảo tàng |
Trên cửa sổ vẽ 3 nhân đức Khôn Ngoan, Tiết độ, Dũng cảm. ĐGH Gregorio 9 trao cho thánh Raymondo di Pedafort các sắc lệnh tượng trưng cho Giáo Luật…Hoàng đế Giuliano công bố Dân luật. Maisen đem hai bảng Luật xuống cho dân Do Thái. Trường phái Athens: chiến thắng của Triết học đối diện với chiến thắng của Thần học. Trên những bậc thang của đền thờ, các môn đệ đứng chung quanh hai triết gia nổi tiếng là Platon và Aristote. Bên cạnh Platon là Socrate. Aristote thản nhiên chỉ vào thiên nhiên. Các triết gia chia làm hai phái theo triết lý của họ.
Bên trên bức họa về Thánh Thể là Khoa Thần Học tranh luận về “Phép Thánh Thể”. Tội nguyên tổ của Adong và Evà. Bên trái: công bằng với cán cân và lưỡi gươm công lý. Bên cạnh là cảnh vua Solomon xử án. Khoa Triết Học (bên trên bức họa trường phái Athenes). Bốn màu xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và vàng tượng trưng cho bốn nhân tố Khí, Lửa, Nước, Đất. Tiếp theo là Khoa Chiêm Tinh và Thơ Văn.
* Phòng của Raffaello
Sau khi Bramante qua đời, Raffaello tiếp tục và hoàn thành dưới thời ĐGH Leo 10. Hành lang có tất cả 13 gian gồm 52 bức tranh diễn tả 48 cảnh từ Cựu ước và 4 cảnh từ Tân ước. Chung quanh các bức tranh có trang hoàng hoa lá, cây cỏ, súc vật và chim chóc, hình người và các dụng cụ.
* Nhà nguyện Niccò
Nhà nguyện nhỏ này được Chân phước Angelico, dòng Đaminh vẽ vào các năm 1448-1450. Các bức vẽ diễn tả cuộc sống của hai thánh Stefano và Lorenzo. Từ phải sang trái: Stefano được thánh Phêrô truyền chức phó tế. Stefano phân phát của bố thí cho người nghèo. Laurenzo được ĐGH Sesto 2 trao phó coi kho tàng Giáo Hội để phân phát giúp cho người nghèo. Stefano bị bắt và bị ném đá. Lorensô bị hoàng đế Decius bỏ tù và hành quyết. Trên trần là hình bốn thánh sử và bốn con vật biểu hiệu. Hình các thánh Giáo phụ trên các cột.
* Bảo tàng viện truyền giáo và sắc dân
Được ĐGH Pio 11 thành lập tại dinh Laterano và mở cửa cho dân chúng vào coi năm 1927. ĐGH Gioan 23 mang về Vatican. Đa số những tác phẩm nghệ thuật do dòng tu truyền giáo hoặc các tư nhân biếu tặng Tòa Thánh Vatican.
* Bảo tàng viện lịch sử
ĐGH Phaolô 6 mở thêm thư viện này để trình bày di tích các phương tiện di chuyển, quân dụng và quân trang của quân đội quốc gia Vatican. Du khách có thể nhìn thấy những áo choàng dùng cho ngựa, đoàn hộ tống ĐGH, xe ngựa hoặc xe cộ màu khác nhau dùng cho những chuyến đi xa. Những chiếc kiệu nhung đỏ dùng cho các Giáo Hoàng.
* Nghệ thuật tôn giáo tân thời
ĐGH Phaolô 6 mở năm 1973 để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo tân thời gồm hội họa, điêu khắc… Các tác phẩm này do các tác giả biếu tặng Tòa Thánh.
* Thư viện Giáo Hoàng
Phòng xin ân xá của Pio 9: Ngày xưa là phòng nhận các đơn xin ân xá đặc biệt của giáo dân. Áo lễ thời Trung Cổ, thời Roma, hai chiếc áo lễ quý thuộc kho tàng Sancta Santorum. Ngoài ra còn những chiếc áo cổ trước thời Hoàng Đế Constantino và chiếc áo lễ hình tam giác của Giáo Hội Đông Phương. Nhiều tủ bằng kính, sứ hoặc sành, ngà voi hoặc kim loại. Bìa cuốn Phúc Âm bằng ngà voi làm năm 900. Chúa Kitô ngự trên ngai có năm thánh Tông Đồ đứng chung quanh trước đây giữ tại bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin trong đền thờ thánh Phêrô. Các dụng cụ thánh dùng trong thánh lễ. ĐGH Clemente 14 giữ những bản viết trên lá cây sậy thuộc các thế kỷ 6 đến thứ 9. Nhiều chén lễ mạ vàng chạm trổ tinh vi thuộc các thế kỷ 3 và 4. Có cả chén chạm trổ cảnh Chúa làm cho Lazarô sống lại. ĐGH Benedicto giữ những đồ cổ được tìm thấy nơi các hang toại đạo: đèn dầu, dụng cụ, đồ dùng, bằng bạc và ngà.
(còn nữa)
Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.