Thứ Bảy, 21 Tháng Năm, 2016 15:40

Những nhận xét về quyển sách “Giáo hội mà tôi mong đợi”

Antonio SPADARO, SJ.

Nt QUỲNH GIAO chuyển ngữ

GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VÀ ÔNG MICHEL DE CERTEAU

Ông Michel de Certeau nói gì về danh dự mà chính ông đã dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Những bình luận gia thì chỉ phớt qua, hay cũng không màng nói tới, song trong cuộc trao đổi với cha Sparado, ông được ngài nhắc đến ba lần: ngay từ đầu : Khi bình luận một trong những xuất bản của tôi, Đức Giáo Hoàng đã nói với tôi rằng hai nhà tư tưởng Pháp thời đại mà ngài ưa chuộng là Henri de Lubac và Michel de Certeau. Xa hơn một chút, khi nói đến những tu sĩ dòng Tên đã để lại ấn tượng cho ngài, Đức Phanxicô nhắc đến Pierre Favre là một người bạn Pháp của thánh I-Nhã, người mà Michel de Certeau đã đề cập trong tập Mémorial (Nhật ký thiêng liêng). Đức Giáo Hoàng tiết lộ ngài đặc biệt thích ấn phẩm này, và do đó, ngay chính ngài đã xin hai tu sĩ dòng Tên người Argentina lo bảo đảm in ấn lại bằng tiếng Tây Ban Nha. Ngài cũng tự lấy định nghĩa về Pierre Fave do Michel de Certeau viết để nói về mình: “Đó là một linh mục phục hưng”, “qua đó, kinh nghiệm nội tâm, cách diễn tả tín điều và sự canh tân cơ cấu mật thiết liên hệ với nhau”.

Triết gia Michel de Certeau

Chúng ta hãy đón chào trước tiên sự tự do - hay là sự vô ý thức? - của Đức Phanxicô. Ngài thường nhắc đến cha Lubac như một trong những nhà tư tưởng mà ngài yêu thích, và hai vị Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài cũng đã có lòng ngưỡng mộ với nhà thần học vĩ đại này (một người được Giáo hội biết đến sau khi đã chịu nhiều đau khổ). Song, có vị giám mục người Pháp nào, có vị lãnh đạo Giáo hội nào, đã lưu tâm đến và đặt mình ngang hàng với nhà thần học kia như ngài đã làm đối với Michel de Certeau? Chúng ta phải thấy rõ bối cảnh của nó và phải xem xét vấn đề cho đúng bản chất : Trong những năm khó khăn sau công đồng, Certeau cảm nghiệm được chất độc “những làn khói của sa-tan” như Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã gọi. Chỉ cần đọc lại cuốn Le Christianisme éclaté (Thiên Chúa giáo bùng nổ) là sẽ hiểu. Mà quả thật, lời chỉ trích thâm độc không nhắm đến việc chống lại những con người và những dịch vụ trong Giáo Hội cho bằng chống lại sự phát triển của “thân thể” và “ngôn ngữ” của nó trong một thời đại mà khoa học nhân sinh nở rộ. Đoạn văn này cũng như những đoạn khác của tác phẩm vẫn đặc biệt còn soi sáng từ thập niên 70 cho tới ngày hôm nay. Dù gì đi nữa, quả là thú vị và ngạc nhiên cho những ai đã biết đến Michel de Certeau và cho những ai không ngừng đọc sách của ông, để thấy được rằng ông “được thánh hiến tận đích của Giáo hội” và cũng là điều có ý nghĩa khi ông đã từng nhiều lần đến thăm Châu Mỹ La Tinh trong những năm 60 -70. Tại đây, công trình nói về châu Mỹ La tinh của ông một phần đã được dịch ra, đó là cuốn sách La Faiblesse de croire, với những chương V và VI. Trong cuốn sách này có những giới thiệu liên quan đến tư tưởng, tôn giáo đầy tính thiêng liêng của Michel de Certeau.

Ông Certeau chắc chắn đã mỉm cười về sự ngạo mạn lịch sử này, làm cho ông bây giờ được đứng trong hàng ngũ của những người linh hứng quan trọng cho một Giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Michel de Certeau có một điểm chung là đều ngưỡng mộ vị tu sĩ dòng Tên Pierre Favre, và “đây cũng là trường hợp của nhiều tu sĩ dòng Tên”, nhất là bởi vì có thể Michel de Certeau đã tìm gặp được mình trong nhiều câu nói của cuộc trao đổi với Đức Giáo Hoàng, cho dù giữa họ không dùng cùng một ngôn ngữ.

Ông Certeau đã canh tân tận gốc việc nghiên cứu về những hiện tượng được cho là "bí ẩn"

Có thể một ngày kia Đức Giáo Hoàng sẽ nói lời cuối cùng về điều mà ngài được đánh động bởi Michel de Certeau. Ở đây, ngài chỉ liên tưởng về ông ta và sẽ là không phải nếu chúng ta làm điều đó thay ngài. Chúng ta có thể thấy được rõ ràng rằng Đức Phanxicô thích họa lại một số khía cạnh của Pierre Fave trong việc lãnh đạo “mục vụ” của ngài đối với Giáo hội: “Đối thoại với mọi người, ngay cả với những người xa nhất và cả những địch thủ của hội dòng; cần có một lòng mộ đạo đơn sơ, có thể là một cách sáng tạo nào đó và một sự sẵn sàng liên lỉ, sự biện phân nội tâm, sự quan tâm và phải là một người với những quyết định lớn và mạnh mẽ, đồng thời có khả năng rất dịu dàng…”.

Là một sử gia có tiếng qua những nghiên cứu về khoa học nhân sinh (tâm lý chiều sâu, ngôn ngữ…) của những năm 60 - 70, và là tác giả của một lối suy tư sâu sắc như “nét chữ về lịch sử”, ông Certeau đã canh tân tận gốc việc nghiên cứu về những hiện tượng được cho là “bí ẩn”. Chuyện ngụ ngôn là “những câu chuyện thần bí” mà Luce Giard vừa cho xuất bản phần II, một công trình được đánh giá khá cao. Nhưng 20 năm trước đó, vào những năm 60, Certeau đã cho xuất bản một tác phẩm mang tính khoa học của những bản văn thần bí đặc biệt, cuốn Hướng dẫn thiêng liêng và những thư từ liên lạc với một nhà thần bí dòng Tên thế kỷ XVII, cha Jean-Joseph Surin (mất năm 1665). Đức Giáo Hoàng đã giữ lại tính cách này, nếu có thể nói rằng để nhớ đến ký ức thời cha Pierre Fave và ngay cả thời xa hơn của hội dòng. Rất có thể ngài đã đọc tập Hướng dẫn thiêng liêng. Chính ngài đã minh nhiên bàn về tính thần bí với cùng một tu sĩ thần bí của Thế Kỷ Vĩ Đại này, là cha Louis Lallement (mất năm 1635), để rồi từ đó rút ra một hệ luận mà chính Certeau đã không phủ nhận : sự ưu tiên của đời sống thần bí trên việc khổ chế, việc ưu tiên của đời sống khổ chế, trên cố gắng luân lý và luật lệ khi được diễn tả cách cứng nhắc. Dù gì đi nữa thì kết luận của đoạn văn này không thể nhầm lẫn được: “Thánh I-nhã là một nhà thần bí chứ không phải là một nhà khổ hạnh […]. Sự kiện nhấn mạnh đến chủ nghĩa khổ hạnh, sự thinh lặng và việc đền tội là một điều lệch lạc đã lan truyền trong hội dòng, đặc biệt với các giới chức Tây Ban Nha. Về phần tôi, tôi lại gần gũi với trào lưu thần bí. Trào lưu của Louis Lallemant và của Jean-Joseph Surin. Với tôi, Favre là một nhà thần bí”.

Nếu chúng ta lưu tâm đến phản ứng của Đức Giáo Hoàng khi nhấn mạnh trước tiên đến sự cố gắng và kỷ luật luân lý, thì chúng ta vẫn có thể thấy được rằng việc nhắc đến Michel de Certeau có nghĩa khác với cái gọi là một giai thoại.

Jean - Louis SCHLEGE
Triết gia và nhà xuất bản sách

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm