Nơi giam cầm Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy chứng cứ ủng hộ giả thuyết rằng Thánh tông đồ Phêrô từng bị Hoàng đế Nero nhốt vào ngục tối trong lòng đất trước khi bị xử tử trên thập tự giá.

Nhà tù Mamertine (tên tiếng Ý là Carcere Mamertino) là một ngục tối được xây trước thời Chúa Giêsu, nằm ở chân đồi Capitoline, ngọn đồi quan trọng nhất trong số 7 đồi của Rome thời cổ đại. Vào thời điểm hoàn công, đây là nhà tù duy nhất tại Rome, được dùng để giam cầm những tù nhân bị chính quyền cho là phạm trọng tội trước khi mang họ ra xử tử. Nơi này gồm 2 xà lim chính, nằm bên dưới lòng đất. Các sử liệu mô tả xà lim hết sức ẩm ướt và thường xuất hiện điềm gở, và hiếm khi nào có tù nhân bị nhốt lâu dài tại đây. Quan trọng hơn nữa, Mamertine theo sử sách là nơi từng giam giữ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và gần đây nhất, giới khảo cổ học tại Ý đã tìm thấy chứng cứ chứng minh giả thuyết này.

Những tù nhân nổi tiếng

Bất chấp cái tên mang nghĩa trung cổ, nhà tù Mamertine từng được một số sử gia cổ đại đề cập, bao gồm sử gia La Mã Titus Livius Patavinus (Livy), người ghi nhận nó đã được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 trước CN. Đây là thời của Ancus Marcius, vị vua thứ tư trong số 5 vị hoàng đế của Rome (640 - 616 Trước CN) trước khi La Mã chuyển sang thể chế Cộng hòa.

Người La Mã là những người đầu tiên sử dụng các nhà tù làm nơi trừng phạt kẻ phạm tội, và các xà lim thường được xây bên dưới lòng đất, dùng để giam giữ tù chính trị, tội phạm trong một thời gian ngắn. Chuyện thụ án trong thời gian dài chỉ được áp dụng phổ biến từ thế kỷ thứ 15. Do vậy, những người bị giam ở Mamertine đều thuộc nhóm sắp bị xử tử hình, hoặc đơn giản là để họ chết đói cho khuất mắt. Trong số những nhân vật nổi tiếng từng trải qua những ngày cuối đời trong ngục tối bao gồm Vercingetorix, lãnh đạo người Gaulois chống Đại đế Caesar vào năm 52 trước CN; Simon Bar Jioras, người bảo vệ Jerusalem nhưng bị Đại đế Titus đánh bại vào năm 70; và cả 2 vị Thánh tông đồ Phêrô lẫn Phaolô.

Đặc biệt, xà lim nằm sâu hơn trong lòng đất có hình tròn, được gọi là Tullianum, theo tên người xây dựng là Servius Tullius. Tầng hầm này nằm bên trong hệ thống thoát nước dưới thành phố Rome thời cổ, và chỉ có thể đi xuống thông qua một cái lỗ trên trần. Tại đây có đặt một tấm đá được cho là in hình đầu của Thánh Phêrô khi ngài bị lôi xuống xà lim này. Tullianum cũng nằm ở khu vực sâu nhất và bí mật nhất trong toàn bộ nhà giam, đóng vai trò không chỉ là nơi trừng phạt hoặc tra tấn, mà còn là điểm giam cầm và xử tử tội phạm. Sử gia cổ đại Sallust từng mô tả xà lim này nằm ở độ sâu gần 4m, với trần nhà chỉ cao 2m, bề dài 9m và rộng 6,7m. Tù nhân bị nhốt ở đây đều là tử tù, bị xử tử bằng cách treo cổ hoặc bỏ đói đến chết. Một cánh cửa sắt nằm ở cuối xà lim, mở ra cống xả Cloaca Maxima, và quản giáo tống thi thể của tử tù xuống đây để trôi thẳng ra sông Tiber.

Thánh Phêrô ở Tullianum

Hiện nơi từng là xà lim có đặt bệ thờ nhỏ để tưởng nhớ việc Thánh Phêrô đã thực hiện nghi thức rửa tội cho các tù nhân khác. Phía trước bệ thờ có một cây thập giá ngược màu đỏ, tượng trưng cho sự kiện ngài bị đóng đinh ngược trên thập tự vào năm 64. Một miệng giếng mở nằm ở phía trước bệ thờ cho phép lấy nước suối từ trong lòng đất, và đây cũng là nước tương truyền mang quyền năng chữa lành vết thương, và đã phun khỏi lòng đất khi Thánh Phêrô rửa tội cho tù nhân và cai ngục.

Theo các cổ thư của Công giáo, Thánh Phêrô và Phaolô đều bị Đại đế Nero giam cầm trong nhà ngục Mamertine trước khi xử tử. Đây cũng là nhà tù đã xuất hiện trong thư Thánh Phaolô (Timothê 4:21), nơi ngài yêu cầu môn đệ Timothê đến thăm vì cho rằng mình sẽ không ra tù cho đến mùa đông năm sau. Thánh Phaolô cũng đề cập tình trạng tù tội trong các lá thư khác (Philipphê 1:13): “Những gì mà ta trải qua trong cảnh tù tội đều vì Chúa Kitô”.

Chứng cứ khảo cổ mới

Trong khi Sách Thánh từng đề cập chuyện giam cầm của Thánh Phaolô, thì phải đến những năm gần đây các nhà khảo cổ học Ý mới tìm thấy chứng cứ ủng hộ giả thuyết về thời gian tù đày của Thánh Phêrô trong một nhà ngục bên dưới lòng đất, không lâu trước khi ngài bị đóng đinh. Tờ The Telegraph UK dẫn lời tiến sĩ Patrizia Fortini thuộc Ban Khảo cổ của Rome cho biết, họ đã tìm thấy các bức bích họa tại nơi giam cầm Thánh Phêrô, có niên đại từ thế kỷ thứ 7. Sau đó, nhà tù Mamertine dần dần trở thành nơi thờ Thánh Phêrô, cho đến khi một nhà thờ được xây bên trên. Từ đó, nơi này trở thành địa điểm hành hương vào thời Trung Cổ, cho đến khi một nhà thờ khác tên St Joseph of the Carpenters (San Giuseppe dei Falegnami) được xây dựng vào thế kỷ 16 và tồn tại cho đến ngày nay.

Bên ngoài nhà thờ có ghi dòng chữ “Nhà tù giam Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô”, kèm theo hai bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch được khắc họa dựa trên thánh tông đồ, đặt đằng sau một cửa sổ có song sắt. Khi nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens đến đây vào thế kỷ thứ 19, ông đã dùng những chữ nặng nề nhất để mô tả nơi này: “Sự ghê rợn, tối tăm của một nhà tù cũ kỹ chán ngắt và kiên cố”.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: