NADARÉT

Núi Tabor và các vùng phụ cận

Kinh Thánh :

Hiển dung: Mt 17,1-8; Mc 9,2-8; Lc 9,28-36; 2 P 1,17-18

Núi Tabor nhìn từ trên cao

Núi Tabor hình tròn, cao 588m, xuất hiện như một chòi canh nhỏ lên trên vùng núi non của Galilê, nhìn về phía Đông Bắc của đồng bằng Esdrelon. Ngôi làng Ả Rập Debouriyeh ở dưới chân núi, là nơi ngày xưa Chúa Giêsu gặp gỡ các môn đệ của Người sau cuộc Hiển Dung và tại đây, Người đã chữa lành đứa trẻ bị kinh phong (Mt 17,14-21 ; Mc 9,14-29 ; Lc 9,37-43). Một con đường đẹp đã được hoàn thành, có nhiều khúc cua tay áo, uốn lượn tới tận đỉnh núi đưa du khách tới một cổng có từ thời Trung Cổ, dẫn mọi người vào lãnh địa của Vương Cung Thánh Đường. Đỉnh núi Tabor giống như một bình nguyên dài hơn một cây số và rộng khoảng 400m, chia làm hai phần do một bức tường chạy dài theo hướng Đông Tây, phân cách lãnh địa của những người Hy Lạp theo Chính Thống giáo phía bên trái, và lãnh địa của người Công giáo Rôma phía bên phải. Những người Hy Lạp sở hữu nhà thờ kính Thánh Elia, được xây dựng lại vào thế kỷ XIX trên đống đổ nát của Đất Thánh thời byzantin (thế kỷ thứ VI hoặc thứ V). Nơi đó cũng có một cái hang gọi là hang Mêkixêđê, gợi nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa vị tư tế Cana và ông Apraham (St 14,17-20). Trong lãnh địa của người Công giáo Rôma, các tu sĩ dòng Phanxicô đã xây dựng một nhà thờ và một khách sạn. Ở phía Đông của bình nguyên nổi lên Vương Cung Thánh Đường Hiển Dung bằng đá rất đẹp, giữa những hoang tàn của thời byzantin và Trung Cổ. Hai tháp vuông nằm hai bên cửa chính và mỗi tháp bao bọc một nhà thờ kính ông Môsê và Êlia vẫn còn tồn tại, không khác với thời Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng.

Hồ Tibêriát (Galilê)

HồTibêriát

Khi đứng trên đồi Hattin nhìn xuống, hồ Tibêriát hiện ra như một viên lam ngọc khổng lồ nổi bật trong một hộp đựng nữ trang là các ngọn đồi màu thổ hoàng và hoa cà. Hồ có hình ôvan không đều, dài 21 cây số, chỗ rộng nhất 12 cây số, có nhiều núi cao bao bọc xung quanh : núi Galilê ở phía Tây; những bờ đá dựng đứng của bình nguyên Golan ở phía Đông; phía sau là núi Safed (858m) về phía Tây Bắc; và đỉnh núi thường có tuyết là Hermon (2.814m). Mực nước trong hồ thấp hơn mực nước Địa Trung Hải tới 210m. Trong thực tế, mực nước này không thay đổi dù vào năm 1964 người ta đã đặt một trạm bơm ở Oreimeh. Ở giữa hồ, chiều sâu từ 40 mét đến 50 mét, có nhiều cá. Sông Giođan chảy ngang qua hồ từ Bắc xuống Nam trước khi đổ vào Biển Chết. Bờ hồ nhỏ hẹp trừ khoảng ở cửa thượng nguồn sông Giođan, nơi đó bình nguyên El – Batihah trải dài ra và ở phía Tây Bắc bình nguyên nhỏ Gennésareth cũng vậy (4,5km x 3km), ngày xưa những nơi này đất đai hết sức phì nhiêu. Do khí hậu rất nóng vào mùa hè, ôn hòa vào mùa Đông, đồng thời được nhiều nguồn nước tưới mát, nên hai bên bờ hồ có nhiều cây ăn trái á nhiệt đới như chà là, chanh, rất nhiều chuối, ngũ cốc. Sau một thời gian dài bị bỏ quên, một lần nữa những vùng đất ven hồ Tibêriát trong Tin Mừng dần dần lấy lại được vẻ huy hoàng vốn có.

Không có một nơi nào trong xứ Paléttin có thể so sánh với hồ Tibêriát, vì vẻ duyên dáng và sức mạnh gợi nhớ của nó. Mặc dù có nhiều xáo trộn, về thiên nhiên cũng như lịch sử, hồ Tibêriát vẫn tồn tại, không khác với thời Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng cách đây hai ngàn năm. Trong Cựu Ước hồ được gọi là “Biển Kinnerét” (Ds 34,11 ; Gs 13,27), chắc chắn ám chỉ thành phố mang cùng tên mà những vết tích đổ nát được tìm thấy gần Tabgha, hoặc còn gọi là “Gennêsaré” (1 Mc 11,67) mà ta đọc thấy trong Tân Ước là Gennésarét (Lc 5,1. Tin Mừng thường gọi là “Biển Galilê” (Mt 15,29 ; Mc 7,31) hoặc “biển Tibêriát” (Ga 6,1 ; 21,9).

Những thành phố nổi tiếng ngày xưa như Caphácnaum, Khoradin, Bếtxaiđa, Mácđala không còn nữa, nhưng toàn thể hồ Tibêriát nói với chúng ta về Chúa Giêsu, về vô số phép lạ, về các bài diễn từ và về nhiều dụ ngôn độc đáo của Người, những kỷ niệm về Chúa Giêsu hiện diện khắp nơi ở vùng hồ Tibêriát.

Tabgha

Ốc đảo Tabgha nơi Chua Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều.

Tabgha là tên của một ốc đảo xinh đẹp và trù phú bên bờ hồ Tibêriát, phía Bắc bình nguyên Gennesarét. Tabgha là biến thể của từ Hy Lạp Heptapégon, có nghĩa là Bảy nguồn suối: bảy nguồn suối lưu huỳnh phun trào lên từ lòng đất ở đó, Tabgha rất quen thuộc với lòng đạo đức Kitô giáo từ một truyền thống rất cổ xưa, đặc biệt là nhờ một bà khách hành hương người Tây Ban Nha, tên Étherie (393), đã xác định nơi đó có 3 kỷ niệm quan trọng trong Tin Mừng: phép lạ hóa bánh ra nhiều, lời hứa ban tối thượng quyền cho Thánh Phêrô và việc công bố “Tám mối phúc thật”. Hai biến cố đầu có Đền Thánh tại chính Tabgha, trong khi biến cố thứ ba được kính nhớ trên một ngọn đồi cách nơi đó 1.200 mét về phía Bắc.

Đền Thánh kính phép lạ “Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều”

Kinh Thánh :

- Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất : Mt 14,13-21 ; Mc 6,30-44 ; Lc 9,10-17 ; Ga 6,1-5.

- Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ hai : Mt 15,32-39 ; Mc 8,1-10.

Các tu sĩ Biển Đức mang quốc tịch Đức là những người canh giữ Đền Thánh.

Ở phía trên của hai Đền Thánh ngày trước, các ngài xây dựng vào năm 1932, nhờ sự trợ giúp của một cơ quan từ thiện Đức, một nhà thờ thật sự là một viên ngọc quý, luôn tôn trọng bản vẽ của kiến trúc sư thế kỷ thứ V. Ngôi nhà thờ được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ những vết tích còn lại của những nhà thờ cổ xưa, đặc biệt là những bức tranh khảm đá lộng lẫy.

Lịch sử Đền Thánh :

Vào năm 350, người ta đã xây dựng Đền Thánh đầu tiên nhằm tôn kính phép lạ bánh hóa ra nhiều. Lúc đó chỉ là một Đền Thánh đơn sơ kiểu Syri, song song với con đường chứ chưa có định hướng rõ rệt như về sau này là thường xây nhà quay mặt về hướng Đông. Người đứng ra lo việc xây dựng có lẽ là Joseph Tibériade, một người Do Thái trở lại Kitô giáo vào thế kỷ thứ IV, và là người được hoàng đế Constantinô ban cho chức bá tước. Ở giữa đền thờ có một tảng đá được mọi người tôn kính vì tin rằng Chúa Giêsu đã đặt bánh trên đó trước khi làm phép lạ hóa bánh.

Vào hậu bán thế kỷ thứ V, ngôi nhà thờ đầu tiên được thay đổi. Người ta quay mặt tiền về hướng Đông, rồi di chuyển bàn thờ xa hơn hai bước chân cũng về hướng Đông, và tảng đá được tôn kính bị cắt ra, chuyển tới đặt dưới bàn thờ mới, thay thế cho hộp đựng xương thánh theo lệ thường. Tảng đá này đã được tìm thấy tại chỗ đó nhờ những cuộc khai quật vào năm 1932 và vẫn để tại chỗ cũ cho đến ngày nay.

Vương Cung Thánh Đường bị hủy hoại vào tiền bán thế kỷ thứ VII, do cuộc xâm lăng của người Ba Tư (614), tức Iran ngày nay, và cuộc chinh phục của người Ả Rập (635) chấm dứt sự hiện diện của thời byzantin tại Palestine. Vương Cung Thánh Đường Bảy nguồn suối (Heptapégon) đã bị vùi lấp một ngàn ba trăm năm, tức 13 thế kỷ dưới lòng đất, cho đến khi hai nhà khảo cổ học Mader và Schneider khám phá ra những vết tích của Đền Thánh này vào năm 1932. Nhà thờ hiện tại có thể nói là bản sao của Vương Cung Thánh Đường thế kỷ thứ V.

Bức tranh khám đá nổi tiếng ở Tabgha.

Tabgha đặc biệt nổi tiếng nhờ gạch lát nền bằng những bức tranh khảm đá được gìn giữ rất cẩn thận. Từ những bức tranh nhiều màu sắc này, và chắc chắn là đẹp nhất tại Palestine, người ta biết được những gì đáng bái phục: những ảnh vẽ các vòng hoa, bông hoa, bông súng và bông sen, mà những cành hoa dùng để làm tổ chim hoặc làm chỗ cho chim đậu, những loài chim tiêu biểu của hệ động vật ven hồ, như công, hồng hạc, vịt, diệc, cò…

Trên một tảng đá được gọt giũa nhiều lần, nổi lên từ lòng đất ở giữa cung thánh đã được nâng cao đôi chút, có ghi rõ: “Đây chính là tảng đá trên đó Chúa Giêsu đã đặt mấy cái bánh (Éthérie)”.

Trong tất cả những bức tranh khảm đá của Tabgha, bức trình bày bánh và cá là bức khảm nổi tiếng nhất. Hiện nay, bức khảm này được đặt trước bàn thờ, trong đó có hình ảnh một chiếc giỏ đan có nhiều màu khác nhau, đựng 4 cái bánh tròn trên có khắc một cây thánh giá. Đó là những tấm bánh ngày nay vẫn còn dùng để dâng của lễ trong phụng vụ byzantine. Hai con cá nằm bên giỏ có hình thức hơi thô, nhưng các đầu cá to gợi nhớ con cá nổi tiếng của thánh Phêrô (Chromis). Ý nghĩa tượng trưng thật rõ ràng: ở đây người ta muốn nhớ đến phép lạ hóa bánh ra nhiều và hai con cá. So sánh với những bức tranh khảm đá của các hành lang phía Bắc và phía Nam, với quá nhiều cây cối, chim chóc và rắn, thì bức khảm vụng về về bánh và cá không do cùng một người làm cũng không cùng một thời đại.

(còn nữa)

Lm. INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cân bằng đời sống bằng trồng cây, nuôi cá...
Cân bằng đời sống bằng trồng cây, nuôi cá...
Mức tăng dân số, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh ở mọi miền, tương ứng với quỹ rừng, đất nông nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các công trường xây dựng hối hả, phát triển hạ tầng, cơi nới đô thị, đồng nghĩa môi trường tự nhiên...
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P13)
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P13)
Điều gì đang xảy ra vậy ? Từ sáng sớm Chúa Nhật hôm nay, một sự sốt sắng lạ lùng tràn ngập thành phố Lộ Đức, một hiện tượng chưa bao giờ thấy kể từ khi có Đền Thánh vào mấy năm trước, và cũng kể từ lúc những chuyến...
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P12)
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P12)
Khi xuống tới mặt đất, ông thấy có một nhóm nhỏ hai hoặc ba tu sĩ, trong đó ông nhận ra cha Sempé, người quản lý Đền Thánh, Đức Cha Laurence, viên chỉ huy công trường và một “người lạ” hai tay cầm nhiều cuộn giấy
Cân bằng đời sống bằng trồng cây, nuôi cá...
Cân bằng đời sống bằng trồng cây, nuôi cá...
Mức tăng dân số, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh ở mọi miền, tương ứng với quỹ rừng, đất nông nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các công trường xây dựng hối hả, phát triển hạ tầng, cơi nới đô thị, đồng nghĩa môi trường tự nhiên...
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P13)
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P13)
Điều gì đang xảy ra vậy ? Từ sáng sớm Chúa Nhật hôm nay, một sự sốt sắng lạ lùng tràn ngập thành phố Lộ Đức, một hiện tượng chưa bao giờ thấy kể từ khi có Đền Thánh vào mấy năm trước, và cũng kể từ lúc những chuyến...
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P12)
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P12)
Khi xuống tới mặt đất, ông thấy có một nhóm nhỏ hai hoặc ba tu sĩ, trong đó ông nhận ra cha Sempé, người quản lý Đền Thánh, Đức Cha Laurence, viên chỉ huy công trường và một “người lạ” hai tay cầm nhiều cuộn giấy
13 văn bản hay nhất  của Đức Phanxicô (P4)
13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P4)
Tất cả mọi ảo tưởng “hướng về tương lai” cũng như mọi phục hồi “của quá khứ” không phải là tinh thần tốt. Thiên Chúa thực tế và Người tỏ mình ra trong “ngày hôm nay”.
Cống Quận Công Trần Đức Hòa : Người đỡ đầu các giáo sĩ tiên khởi ở Đàng Trong
Cống Quận Công Trần Đức Hòa : Người đỡ đầu các giáo sĩ tiên khởi ở Đàng Trong
Nói đến chữ quốc ngữ, hầu như ai cũng nghĩ đến công lao của giáo sĩ Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ). Ông là người thừa hưởng, hệ thống lại và phát triển thêm những gì mà các giáo sĩ đi trước đã khai mở.
Báo chí Công giáo ở Giáo phận Hà Nội trước năm 1945
Báo chí Công giáo ở Giáo phận Hà Nội trước năm 1945
Giáo phận Hà Nội là một giáo phận lớn, là trung tâm đầu não của Giáo hội Công giáo phía Bắc, đây cũng là một trong số địa điểm tiếp nhận văn hóa Công giáo sớm nhất và cũng là giáo phận đầu tiên có báo chí Công giáo.

Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem
Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem
Ngôi sao Bethlehem là đề tài thu hút sự chú ý của giới thiên văn học, thần học và sử gia qua nhiều thế kỷ, và có những công trình nghiên cứu nhằm nỗ lực giải thích hiện tượng xảy ra vào ngày Chúa giáng thế.

13 văn bản hay nhất  của Đức Phanxicô (P1)
13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P1)
Ngày thứ hai mùng 8 tháng 7 năm 2013, Đức Giáo Hoàng đến Lampedusa, một hòn đảo của nước Ý. Nơi đó đã đón nhận hàng ngàn di dân trôi nổi trên biển, qua những lần vượt biển mà hàng trăm người đã phải chết.
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P5)
Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P5)
Lúc bấy giờ ngài nghĩ đến biến cố mà chính ngài đặc biệt quan tâm và thường suy đi nghĩ lại. Một trong những lần hành hương cuối cùng của ngài ở Lộ Đức, một cơn bão khủng khiếp đã xảy ra.