Vị linh mục có 3 kỷ lục Việt Nam

Sáng ngày 23.6.2016, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ công bố ba kỷ lục Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao. Trong đó, linh mục Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi, quản xứ Lệ Sơn - xã Hòa Tiến - huyện Hòa Vang chiếm hai kỷ lục là “Linh mục viết truyện ngụ ngôn nhiều nhất” và “Người có sách Trò chơi trí tuệ cao cấp có nhiều chìa khóa mở mật mã nhất”. Kỷ lục còn lại của một giáo dân là ông Trần Văn Xuất (quận Ngũ Hành Sơn) với “Mô hình cột chủ quyền biển đảo Trường Sa Đông bằng đá hoa cương lớn nhất trên đất liền”.

Được biết ba năm trước, ngày 23.4.2013, cha Nguyễn Ngọc Phi cũng từng được ghi nhận một kỷ lục khác là “Người có cuốn truyện toàn chữ T nhiều nhất” với gần 9.000 từ.

Ông Dương Duy Lâm Viên, Giám đốc điều hành VietKings cho biết, cuốn sách Trò chơi trí tuệ của cha Phi là sách mật thư nhiều sự sáng tạo ở chỗ có rất nhiều chìa khóa để giải mã mật thư. Riêng với tập truyện ngụ ngôn, cha Phi tiết lộ sự tình cờ khi khởi đầu ý tưởng : “Câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên được viết từ khi tôi còn là một chủng sinh ở Đại chủng viện Xuân Bích Huế. Thật ra mới đầu chỉ là viết cho vui mà thôi. Nó bắt nguồn từ việc có một học trò giáo lý tặng tôi cái hồ kính trong đó có con cá lý ngư màu vàng. Tôi quý con cá lắm và các thầy bạn cũng vẫn thường xuyên quây quần chung quanh cái hồ. Đôi lúc cũng khen ngợi khi ngắm nghía con cá lý ngư. Một hôm con cá nhảy ra khỏi hồ và chết. Tiếc con cá nên tôi viết nên một truyện ngụ ngôn. Đưa cho một vài thầy bạn đọc xem chơi. Các bạn khen hay và khuyến khích viết tiếp. Thế là hết truyện này đến truyện khác ra đời...”.

Đã hơn 17 năm với trên 300 truyện ngụ ngôn về nhiều lãnh vực khác nhau, với mong muốn góp một phần nhỏ giúp ích cho đời, cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Phi dùng những câu chuyện đã xảy ra hoặc đã cảm nghiệm, rồi sử dụng phương pháp nhân cách hóa để giáo dục một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ thấm vào tâm tư, suy nghĩ của mọi người, nhất là của giới trẻ, từ đó ước mong có thể làm thay đổi hành vi và nhận thức của người đọc, theo hướng tốt lên.

Nguyễn Đức Trinh

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: