Về việc cấp đất tôn giáo

Chiều 10.12.2024, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn của ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND TPHCM. Các vấn đề chất vấn xoay quanh công tác đầu tư, nâng cấp, bố trí cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, cũng như việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất sau khi được đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao; công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TP; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn TP…

Tại phiên chất vấn, linh mục Martino Trần Quang Vinh, chánh xứ Đông Quang, đại biểu HĐND khóa X đã có các câu hỏi liên quan đến đất tôn giáo. Cụ thể, linh mục Vinh đặt vấn đề: “Ngày 11.10.2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn. Vậy đất tôn giáo trên địa bàn TPHCM là do nhà nước đã quy hoạch sẵn từ quỹ đất đang có, hay các tổ chức tôn giáo có nhu cầu xin cấp nơi nào thì UBND TPHCM sẽ xem xét nơi đó? Xin đơn cử khu đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa tới đây sẽ giải tỏa, nếu các tôn giáo muốn xây dựng một ngôi chùa, một thánh thất hoặc nhà thờ trên khu vực này thì có được giải quyết? UBND TPHCM đã có quy hoạch sẵn chưa? Xin công khai thủ tục xin cấp đất tôn giáo và cơ quan nào xem xét việc cấp đất để các tổ chức tôn giáo liên hệ”.

giao-xu-dong-quang-14052020_161517.jpg (363 KB)

“... Thành phố có một nguyên tắc chung khi phát triển các khu đô thị mới, là nếu vị trí đó trước đây đã tồn tại cơ sở tôn giáo thì sẽ tôn trọng sự hiện hữu...”

 

Trả lời đại biểu, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: “Vấn đề giao đất cho tổ chức tôn giáo và hạn mức, thành phố đã có những quy định cụ thể và thực hiện rất nghiêm, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức tôn giáo, và người dân dễ dàng, thuận lợi trong thực hành tín ngưỡng tôn giáo của mình. Việc giao đất cho các tổ chức tôn giáo từ quy hoạch cho đến các thủ tục đều được làm nghiêm túc, hồ sơ thủ tục hoàn toàn công khai, được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn. Với câu hỏi “việc quy hoạch nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi giải tỏa xây dựng lại có quy hoạch đất cho các cơ sở tôn giáo không?”, xin trả lời là thành phố có một nguyên tắc chung khi phát triển các khu đô thị mới, là nếu vị trí đó trước đây đã tồn tại cơ sở tôn giáo thì sẽ tôn trọng sự hiện hữu này và tính toán quy hoạch sao để tồn tại hài hòa trong dự án mới. Với các dự án trước đó chưa có cơ sở tôn giáo cũng sẽ tính toán dành phần đất cho tôn giáo để phù hợp với phát triển và đáp ứng cho sinh hoạt của người dân tại khu vực này. Quy hoạch chi tiết về khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau giải tỏa cũng sẽ được cập nhật trong thời gian tới".

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Phạt nặng vi phạm giao thông nghĩ từ hai chiều
Phạt nặng vi phạm giao thông nghĩ từ hai chiều
Nghị định 168 đã nâng mức phạt của 26 lỗi vi phạm giao thông cao gấp nhiều lần so với trước đây, với lỗi thấp nhất phạt từ 4-6 triệu đồng và cao nhất lên đến 40-50 triệu đồng. Từ 1.1.2025 cũng sẽ bắt đầu trừ điểm, phục hồi điểm...
Thơm bùi vị trám kho
Thơm bùi vị trám kho
Với người dân các tỉnh miền Bắc, thì cây trám và các món ngon chế biến từ quả trám đã quá đỗi thân thuộc. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài cho tới khoảng cuối tháng 10 âm lịch.
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Trong sử thi Ấn Độ Mahabharata, 5 anh em nhà Pandava từng bị phe đối địch Kaurava dùng mưu hèn lừa gạt, chiếm mất vương quốc, phải chịu lưu đày 13 năm.
Nhìn cây sửa đất
Nhìn cây sửa đất
Người mẹ ngạc nhiên hỏi, sao cái thùng đồ chơi của con vỡ mất một góc trên nắp vậy? Con gái nhìn mẹ nghi hoặc, rồi lí nhí: Thì hôm trước mẹ tức giận, mẹ liệng nó xuống đất…