Vì một môi trường thân thiện cho người khuyết tật

Thời gian qua, các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật quan tâm nhiều đến hai từ “tiếp cận”…

1.

Ðây là từ dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Tiếp cận thường được dùng tập trung vào những người khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt, thông qua việc sử dụng thiết bị hỗ trợ. Luật Người khuyết tật Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1.1.2011) đã định nghĩa: “Tiếp cậnlà việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng” (khoản 8, điều 2).

Trước cổng của trụ sở Hội Đồng Anh (British Council) tại TPHCM, một trong những điểm tạo sự tiếp cận cho người khuyết tật - ảnh: DRD

Trong nhiều chương trình hội thảo, tọa đàm do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức, cuối tháng 10 vừa qua, có buổi tọa đàm “Tính tiếp cận của thành phố thông minh”. Tại đây, đại diện cơ quan nhà nước; chuyên gia về quy hoạch kiến trúc, đô thị; các cơ quan, tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật; người khuyết tật và công chúng quan tâm tới vấn đề tiếp cận đã cùng bàn luận về cách phát triển một thành phố thông minh, thân thiện với anh chị em khuyết tật.

Tất cả cho thấy tầm quan trọng của yếu tố tiếp cận. Trong việc xây dựng đô thị thông minh, không thể bỏ qua những công trình tạo điều kiện để nâng cao sự tham gia, hòa nhập của người khuyết tật vào các hoạt động giáo dục, vui chơi giải trí, dịch vụ công cộng, y tế... Luật Xây Dựng cũng quy định về việc xây dựng các công trình công cộng phải có thêm công trình phụ tiếp cận cho người khuyết tật như dốc xe lăn, gờ nổi cho người khiếm thị, tay vịn… Ở khu vực hành chính công, nếu được thiết kế theo cách này thì người khuyết tật có thể dễ dàng làm thủ tục hành chính cần thiết cho chính mình mà không cần đến người thân. Trong ngành dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, nếu có những đảm bảo về tiếp cận sẽ mở ra nguồn khách hàng tiềm năng. Mà trong thực tế, rất thiếu địa điểm du lịch có những đầu tư tiếp cận cho họ, nhu cầu này của người khuyết tật dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Cuộc tọa đàm của DRD cũng khơi lên vấn đề để thấy, một khi các công trình đạt đủ sự tiếp cận, không chỉ mang lại lợi ích dành cho chính người khuyết tật mà còn cho tất cả người xung quanh, bởi cũng tạo điều kiện cho những ai chăm sóc người thân thuận tiện trong việc đẩy, nâng xe lăn, không phải dùng quá nhiều sức lực với các con dốc có độ cao phù hợp, không bị cản trở bởi bậc thang. Người khiếm thị, khiếm thính cũng có thể tự chủ động trong các sinh hoạt hằng ngày. Công trình tiếp cận cho người khuyết tật cũng là tiền đề để họ tham gia đóng góp cho xã hội nếu nơi làm việc cũng đảm bảo yếu tố tiếp cận cho họ.

Ðề án “Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” thu hút sự quan tâm của người dân, trong đó có rất đông người khuyết tật. Nhiều người khi được hỏi kỳ vọng gì vào đô thị thông minh, đã trả lời ngay rằng họ mong có nhiều ứng dụng, mô hình thuận tiện, thân thiện các nhóm yếu thế, để từ đó có điều kiện tốt hơn trong việc hòa nhập cộng đồng, tự chăm sóc bản thân và đóng góp cho xã hội...

Khi được tạo một môi trường thuận tiện ở những nơi công cộng, nhóm người yếu thế sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc hòa nhập cộng đồng - ảnh: Giang Phan

2.

Thực tế, có dịp đi mua sắm ở một số Trung tâm thương mại tại Sài Gòn, chúng tôi để ý ở đó đã có nhà vệ sinh dành riêng cho anh chị em khuyết tật với ký hiệu dễ nhận ra là hình ảnh một người ngồi xe lăn... Vậy là cũng có những nơi đã tạo sự tiếp cận, làm cho môi trường của mình trở nên thân thiện hơn với những người yếu thế, nhưng làm thế nào người khuyết tật có thể biết các địa điểm này để đến mà không phải lo lắng về sự cản trở?

Một ứng dụng có thể giúp anh chị em khuyết tật có kế hoạch di chuyển đến những nơi phù hợp để mua sắm, ăn uống, sinh hoạt, học tập, làm thủ tục hành chánh…, đó là “Bản đồ tiếp cận” (gọi tắt là D.Map), được ra đời bởi Trung tâm Khuyết tật và Phát triển. Ðây là dự án của DRD được thực hiện từ năm 2015 với sự hỗ trợ của Ðại học Hoa Sen, phát triển trên nền tảng bản đồ tiếp cận trên giấy của Trung tâm triển khai trước đó từ 2011 đến 2012. Phát hành phiên bản giấy đầu tiên vào cuối năm 2012, D.Map cung cấp thông tin về sự tiếp cận của hơn 1.800 công trình công cộng trên địa bàn TPHCM. Từ đó cho đến nay, D.Map được nâng cấp trở thành một ứng dụng điện thoại truy cứu thông tin của hơn 15.000 địa điểm có hạng mục tiếp cận hoặc không tiếp cận trên toàn quốc (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, công viên, quán xá…). Người dùng có thể tải ứng dụng vào điện thoại, và sử dụng chức năng gởi thông tin tiếp cận để gởi về cho Trung tâm DRD để bản đồ D.Map được cập nhật. Do đó, ứng dụng này cũng đồng thời giúp cộng đồng nhận thức về nhu cầu hoà nhập chính đáng của người khuyết tật trong bối cảnh hạ tầng đô thị chưa đáp ứng. Theo TS Võ Thị Hoàng Yến, sáng lập và điều hành DRD, cũng là cố vấn của dự án, về lâu dài, Trung tâm kỳ vọng nhận thức của ngày càng nhiều người trong xã hội sẽ tác động tích cực đến hành vi của người dân và cơ quan chính quyền để các công trình công cộng được điều chỉnh và xây dựng theo hướng tiếp cận.

Với xu thế này, các nhà thờ Công giáo cũng không thể đứng ngoài cuộc trong việc tạo sự tiếp cận cho thành phần giáo dân là những người khuyết tật, người già yếu… Một môi trường thân thiện nơi các thánh đường để các tín hữu này có thể dễ dàng đến với Chúa, nên chăng cũng cần nằm trong hạng mục tu sửa hoặc làm mới với những nơi trước nay chưa có những công trình phụ này?!

GIANG PHAN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thương sợi bắp chuối bào
Thương sợi bắp chuối bào
Thuở bé, quanh nhà tôi trồng khá nhiều bụi chuối. Phải công nhận loài cây này thực sự “có lòng” với con người, từ lá, thân, trái, củ… đều dùng được. Chỉ riêng cái bắp chuối thôi, cũng có thể làm ra vài món hấp dẫn.
Viên đạn bọc đường
Viên đạn bọc đường
Một cô vợ bị chồng bạo hành nhưng không thể dứt khoát ra đi. Nguyên nhân chính là vì đứa con gái duy nhất rất quấn ba.
Mùa đông phố cổ
Mùa đông phố cổ
Hôm ấy, tôi đưa bạn từ phương xa đi dạo loanh quanh phố cổ. Ngồi nghỉ chân dưới tán cây sao đen, ngắm nhìn Hội An một ngày cuối năm đầy thơ mộng…
Thương sợi bắp chuối bào
Thương sợi bắp chuối bào
Thuở bé, quanh nhà tôi trồng khá nhiều bụi chuối. Phải công nhận loài cây này thực sự “có lòng” với con người, từ lá, thân, trái, củ… đều dùng được. Chỉ riêng cái bắp chuối thôi, cũng có thể làm ra vài món hấp dẫn.
Viên đạn bọc đường
Viên đạn bọc đường
Một cô vợ bị chồng bạo hành nhưng không thể dứt khoát ra đi. Nguyên nhân chính là vì đứa con gái duy nhất rất quấn ba.
Mùa đông phố cổ
Mùa đông phố cổ
Hôm ấy, tôi đưa bạn từ phương xa đi dạo loanh quanh phố cổ. Ngồi nghỉ chân dưới tán cây sao đen, ngắm nhìn Hội An một ngày cuối năm đầy thơ mộng…
Mua sắm cuối năm: nên đủ dùng hay thỏa thích?
Mua sắm cuối năm: nên đủ dùng hay thỏa thích?
Dạo quanh các siêu thị, trung tâm thương mại những ngày này, đã thấy nhiều chương trình khuyến mãi nhộn nhịp dịp cuối năm bắt đầu được các nhãn hàng triển khai.
Hương gây mùi nhớ
Hương gây mùi nhớ
Vừa nghỉ hưu, ông Minh đã lên kế hoạch cho những ngày rảnh rỗi của mình. Được vợ đồng ý, ông lấy hết số tiền dành dụm, tìm mua một mảnh đất nhỏ ở ngoại thành yên tĩnh, xây căn nhà cấp 4 cho hai vợ chồng an hưởng tuổi...
Hành hương đến Tắc Sậy
Hành hương đến Tắc Sậy
Bà con dành cho cha Diệp niềm yêu mến, sự nâng đỡ tinh thần một cách đặc biệt, và tin cha luôn cầu bầu cùng Chúa ban ơn cho những điều khấn nguyện.
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Từ một quà tặng dịp thụ phong linh mục
Nhà thờ ngày Chúa nhật trong ngoài đều có lớp giáo lý. Dưới tán cây bàng, người nữ tu cao niên đứng giữa các anh chị vào đời thuyết giảng
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025
Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, trong phiên chất vấn chiều 30.11.2024, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo...