Vớ vẩn đầu Xuân

Hôm Tết, theo lời anh rủ, tôi ghé nhà uống chén trà đầu xuân. Trong lúc anh lui cui pha nước, tôi cầm quyển sách anh đang đọc dở, lật qua vài trang Khi anh bày biện xong bộ trà cụ, tôi nói:

- Lúc này mà còn đọc Mạnh Tử thì bác siêu thật!

- Nghỉ hưu rồi, ở nhà thui thủi, đọc cổ nhân cũng thú lắm. Để tôi kể ông nghe chuyện vừa đọc xong:

Mới lên ngôi Tề Uy Vương ham mê tửu sắc. Mỗi lần có chiến tranh nước Tề đều đại bại. Thuần Vu Khôn can gián khéo: “Trong nước có con chim lớn, đậu trong sân vua, ba năm không bay không kêu. Ngài có biết chim đó không?”

Hiểu ý, vua đáp: “Chim đó không bay thì thôi, hễ bay là lên tận mây xanh; không kêu thì thôi, hễ kêu là kinh động thiên hạ.”

Sau đó vua chấn chỉnh triều đình, chăm lo việc nước, và thành lập Tắc Hạ Học Cung ở kinh đô Lâm Tri (nay là thành phố Tri Bác, tỉnh Sơn Đông), quy tụ học giả thuộc nhiều môn phái đến nghị luận học thuật và chính trị. Họ được hưởng bổng lộc triều đình nhưng không nhất thiết phải ra làm quan.

Mạnh Tử

Học Cung dung nạp cả ngàn hiền sĩ trong thiên hạ, gồm các học phái thuộc Bách Gia Chư Tử, như Âm Dương Gia, Binh Gia, Danh Gia, Đạo Gia, Nho Gia, Nông Gia, Pháp Gia Bất kể thuộc môn phái nào, quan điểm tư tưởng và khuynh hướng chính trị ra sao, bất kể tuổi tác, lý lịch, và quốc tịch, mọi học giả tại Học Cung đều được tự do phát biểu quan điểm, chủ trương của mình

Tỏ ra mình có chú ý lắng nghe, tôi chen vào:

- Như vậy Tắc Hạ Học Cung thực chất là cơ quan tư vấn cho triều đình về kinh tế, văn hóa, chính trị, và được triều đình bảo trợ. Một kiểu hội đồng tư vấn (advisory council) mà chính phủ nhiều nước phương Tây thường lập ra.

- Phải, có thể hiểu như thế. Để tôi kể tiếp: Năm bốn mươi ba tuổi, Mạnh Tử đưa học trò sang nước Tề tham dự Tắc Hạ Học Cung. Đã nghe danh tiếng thầy Mạnh nên vua Tề tiếp đón long trọng. Có điều vua không mặn mà với chủ trương nhân chính của thầy Mạnh, tức là chính sách nhân ái, cai trị hợp ý Trời và hợp lòng dân. Thâm tâm Vua chỉ muốn thầy Mạnh hiến kế giúp nước Tề làm bá chủ các nước khác.

- Thì cũng là vết xe cũ của Đức Khổng thôi. Nếu lập Học Cung mà chỉ muốn bá tánh nói vừa bụng mình thì dẹp quách cho khỏi tốn ngân sách.

Nhiêu Lộc, 23-02-2015

Dũ Lan LÊ ANH DŨNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...