Với Đức Phanxicô, Giáo hội được mời gọi ra khỏi chính mình

Một vị giáo hoàng từ nhà thờ nhỏ Thánh Anna ở Vatican xuống đường để chào đón người hành hương, hay xuống xe để ôm hôn một người khuyết tật, hoặc điện thoại cho kẻ không quen biết đã chia sẻ cho ngài những ưu tư lo lắng của họ ở phía bên kia của địa cầu… Các cử chỉ đó cho thấy sự giản dị của ngài. Đối với Đức Phanxicô, Giáo hội phải đáp ứng cho lý do tồn tại căn bản của mình: Phúc âm hóa.

Hội Thánh phải ra khỏi chính mình”, ngài nhấn từng chữ. Chứ không phải bảo tồn cơ cấu, cũng không được sống “khép kín và cho riêng mình”. Hội Thánh phải can đảm vượt khỏi lằn ranh và thói quen của bản thân để “ra đi mang Tin Mừng” đến những nơi chưa được nghe hay đón nhận Phúc âm. Hội Thánh không được chờ đợi thế giới đến với mình, mà hãy “đi vào vùng ngoại biên, nơi mầu nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công đang ngự trị… nơi có tất cả mọi thống khổ”. Hệ chuẩn mới của triều đại giáo hoàng này là như thế.

Trong mục đích ấy, ĐGH Phanxicô kêu gọi một sự “chuyển đổi mục vụ”: nếu muốn loan báo Tin Mừng, Giáo hội phải đoàn kết và tự canh tân chính mình, khởi đầu từ các linh mục và giám mục. Giáo hội không hoạt động như “hải quan” chỉ chuyên kiểm soát mà phải “tạo điều kiện” cho tín hữu tiếp cận đức tin. Chính khi trở nên một “Giáo hội đầy lòng bác ái”, đón nhận nhưng không phê phán, hay như một “bệnh viện dã chiến” để chăm sóc những người bị thương tổn, là “người mẹ hiền” quan tâm đến những lo lắng của con cái, như thế mới là người loan báo Phúc âm đích thực…

“Nhiệm vụ đổi mớikhẩn cấp”

Mấu chốt của việc chuyển đổi mục vụ là vị trí của người nghèo phải vượt hẳn giới hạn của một hoạt động từ thiện. Để trở nên một môn đệ truyền giáo chân chính, chúng ta phải để “người nghèo Phúc âm hóa mình”, ĐTC khẳng định và nhấn mạnh đến “sức mạnh Phúc âm hóa nơi lòng mộ đạo của quần chúng” và các hiệu quả chính trị, xã hội của việc loan báo Tin Mừng.

Xét từng điểm một, các yếu tố này rất cổ điển. “ĐTC vẫn đi theo đường lối của những vị tiền bối của ngài từ Đức Lêô XIII và vẫn đề xuất một động thái kép vừa mở ra cho thế giới, vừa canh tân Giáo hội”, ghi nhận của Marc de Leyritz, sáng lập viên phong trào Alpha tại Pháp.

Thế nhưng, sự vận hành khít khao toàn bộ công cuộc canh tân này tạo nên tầm nhìn của việc Phúc âm hóa; theo Đức Phanxicô, việc này “không được giản lược vào chuyện đi phát các “truyền đơn”, nhưng bao quát mọi sinh hoạt Giáo hội và khiến mọi người lên đường công bố Tin Mừng”, Marc de Leyritz nói tiếp. Ông là giáo dân đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục về việc tân Phúc âm hóa, vào tháng 10.2012. “Như vậy, những ai tự hướng vào việc Phúc âm hóa đường phố sẽ được phái đi phục vụ người nghèo; những ai dành ưu tiên cho việc dấn thân làm việc bác ái, lại được mời gọi tham gia việc chiêm niệm, tôn thờ… Nhiệm vụ khẩn cấp đổi mới được trao phó cho mỗi người để hình thành nên những môn đệ truyền giáo đầy tinh thần tự do”, ông kết luận.

“Không cho mình là người độc nhất sở hữu chân lý”

Dẫu sao, Đức Phanxicô đã đặt những điểm nhấn mới chứ không chia cắt giữa nội dung và hình thức (của việc Phúc âm hóa). Một bên, ngài ưu tiên cho lời rao giảng tiên khởi (kerygma), cho việc loan báo tình thương của Thiên Chúa cứu độ qua Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài, và bên kia là những hiệu quả về luân lý, tôn giáo của đức tin.

ĐTC đặt lại lời loan báo ấy vào trọng tâm của đức tin, cha Jean-Pierre Roche, linh mục giáo phận Créteil (Pháp) kiêm thần học gia hoạt động trong giới công nhân, ghi nhận. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến cách thức thể hiện lời rao giảng phải mang tính Tin Mừng. Đặc biệt đó là niềm vui, sự khiêm tốn - đừng cho mình là người độc nhất sở hữu chân lý - và lòng thương xót: phải có tâm hồn xúc cảm bởi nỗi đau của tha nhân, trước khi phán đoán hay lên án, như Đức Phanxicô đã chứng minh điều đó đối với những người đồng tính, trên chuyến bay từ Rio (về Rome)”.

ĐTC cũng thay đổi ngôn từ và không còn nói đến “tân Phúc âm hóa” nữa, nhưng dùng chữ “sứ vụ” hay “Phúc âm hóa”. Theo cha Roche, thật sự vẫn có sự liên tục (trong ý nghĩa của hai thuật ngữ nêu trên): “Đơn giản vì “tân Phúc âm hóa” chắc chắn là một vấn đề quá liên hệ với khu vực Tây Âu, trong khi tại châu Mỹ La-tinh chẳng hạn,, tình trạng thế tục hóa chưa quá phổ biến”.

Trong hai mươi lăm năm nay, thuật ngữ tân Phúc âm hóa đã có công đánh thức Giáo hội. Như thế, với Đức Phanxicô, chúng ta không còn bàn đến nó nữa, nhưng phải vận dụng nó”, Marc de Leyritz bổ sung. Ông nhấn mạnh đến hai nguồn cảm hứng cơ bản trong tư tưởng truyền giáo của Đức Thánh Cha: “Ngài xuất thân từ một đại lục, nơi đó Giáo hội trong hai mươi lăm năm đã cải thiện cuộc tranh luận đầy khó khăn và súc tích về nền thần học giải phóng, để đạt đến một nền thần học thích nghi với thế giới ngày nay hơn. Trên bình diện mục vụ, khi đồng hành với các tín hữu theo phong trào Ngũ tuần, Giáo hội Nam Mỹ đã gặp lại sự nhiệt hứng nơi các khởi nguyên của mình và còn khám phá ở đấy một phong cách rất thích đáng để đối thoại với thế giới”.

THIÊN LÂM (theo La Croix)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Thánh tích  thánh Tôma Aquinô  đến Mỹ
Thánh tích thánh Tôma Aquinô đến Mỹ
Sau khi “thăm” nhiều quốc gia châu Âu vào năm ngoái, thánh tích của thánh Tôma Aquinô đã được rước đến thủ đô Washington của Mỹ vào cuối tháng 11, trước khi đến 7 bang khác.
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Đức Hồng y Stêphanô Chu Thủ Nhân xác định, cách tiếp cận của cha Ricci minh họa cách Kitô giáo có thể được trình bày như là sự hòa hợp với văn hóa địa phương.
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Bimal Tamang đến từ Kathmandu, Nepal vừa xuất sắc giành giải nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa Namuncurá 2024
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Phanxicô đã phê duyệt ấn bản cập nhật sách phụng vụ về nghi lễ an táng các vị giáo hoàng. Ấn bản này là việc cho phép vị giáo hoàng qua đời được an táng ở một địa điểm ngoài Đền thờ Thánh Phêrô...
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Theo Vatican News, trong một tài liệu được công bố ngày 20.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới và bổ nhiệm cha Enzo Fortunato, dòng Phanxicô Viện tu làm Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này.
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ và Chúa Hài đồng, còn được biết đến với tên “Ðức Trinh Nữ Paris”, đã quay về nhà thờ Ðức Bà, 5 năm sau trận hỏa hoạn khủng khiếp.