Thứ Ba, 11 Tháng Mười, 2016 14:25

13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P11)

ĐẠI HỘI CÁC GIA ĐÌNH

Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại THĐGM thế giới về gia đình ngày 18 tháng 10 năm 2014 khép lại 2 tuần làm việc của Đại hội ngoại thường này. Sau khi cảm ơn tất cả mọi người, ĐTC khen tinh thần trong các thảo luận đã diễn ra : “tinh thần của đại đồng và của Hội đồng Giám mục”, tiếp đó, ngài khơi lên năm “cám dỗ” có thể có trong tâm hồn của nhiều người, rồi nói rõ về vai trò của Giáo Hoàng, và cuối cùng là báo tin năm tới là năm sẽ dành cho Đại hội Gia đình với tóm kết trung thực và rõ ràng về tất cả những gì đã được nói và được bàn trong những lần trao đổi với nhau.

Kính thưa quý ngài, các anh chị em,

Với tâm tình đầy biết ơn, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa cùng với quý vị đã đồng hành với tất cả chúng ta và dẫn đưa chúng ta trong những ngày qua với ánh sáng của Thánh Thần ! Tôi hết lòng biết ơn Hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Đại hội cùng Giám mục Fabio, Phó Tổng thư ký, và cùng với các ngài, tôi cảm ơn người đã làm nên báo cáo là Hồng y Pete Erd đã làm việc cật lực ngay cả trong những ngày gia đình có người thân qua đời, cùng với ba vị phó chủ tọa đại diện và những người tham vấn, những thông dịch viên…, cũng như với những ai đã âm thầm trong trung tín cống hiến hết lòng cho Giáo Hội, xin chân thành cảm ơn. Tôi cũng muốn chân thành cảm ơn các cha lo cho Đại hội, các đại biểu, những thính giả nam nữ đã tham gia một cách tích cực và đầy hoa quả, quý vị luôn ở trong lời cầu nguyện của tôi, và tôi nài xin Thiên Chúa thưởng công cho quý vị cách dồi dào.

TINH THẦN CỦA ĐẠI HỘI VÀ NHỮNG CÁM DỖ

Tôi có thể chân thành nói rằng, Đại hội đã có một tinh thần đại đồng, chúng ta đã cùng nhau thực sự sống một kinh nghiệm “đại hội”, một lịch trình liên đới với nhau, “cùng một con đường”, và vì vậy, với tính cách là một con đường cũng như mọi con đường khác, có những lúc phải chạy nhanh như phải chạy đua với thời gian để đi đến nhanh nhất mục tiêu đã nhắm tới; những lúc khác thì lại mệt mỏi như muốn nói “thôi đủ rồi”; nhưng cũng có những khi lòng đầy hân hoan và nhiệt huyết. Chúng ta cũng được an ủi sâu xa khi lắng nghe những chứng từ của những mục tử chân chính, những mục tử mang trong lòng mình niềm vui với những nước mắt của con chiên của mình; được nâng đỡ, hỗ trợ khi lắng nghe chứng từ của các gia đình tham gia Đại hội, đã chia sẻ cùng với tất cả chúng ta vẻ đẹp, niềm vui của đời sống hôn nhân của họ. Một con đường mà trên đó người mạnh hơn cảm thấy nhiệm vụ phải giúp đỡ người yếu hơn. Nơi đó những người chuyên gia ân cần chấp nhận phục vụ người khác, ngay cả khi phải trải qua những xung đột. Và cũng như một con đường của con người có những hỗ trợ an ủi thì cũng có những lúc chán nản, căng thẳng và cám dỗ mà ở đây chúng ta có thể nêu lên một vài cái :

1. Cám dỗ để mình cứng lại và chống đối, nghĩa là muốn khép mình lại trong những điều gì đã viết ra mà không tự để cho mình ngạc nhiên bởi Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa đầy bất ngờ; ngang qua luật pháp, ngang qua xác tín của điều chúng ta đã biết chứ không phải những điều chúng ta phải học biết và đạt cho được. Ngay từ thời Chúa Giêsu, đó là cám dỗ của những người nhiệt thành, của những người bối rối, của những người quá lưu tâm và của những người mà ngày hôm nay chúng ta gọi là “những người theo chủ nghĩa truyền thống”, cũng như những người trí thức cực đoan.

2. Cám dỗ của chủ nghĩa thiên thần tàn phá nhân danh lòng thương xót sai lệch, những người băng bó mà trước đó không lau sạch vết thương, những người chống lại những triệu chứng chứ không xem nguyên nhân và gốc rễ của nó. Đó là cám dỗ của những người “hợp truyền thống”, hay là những người rụt rè cũng như những người mà người ta gọi là “cấp tiến” và “chủ nghĩa tự do”.

3. Cám dỗ biến đá thành bánh để cắt đứt chay tịnh lâu dài, nặng nề, khổ đau (Lc 4.1-4), cũng như biến bánh thành đá để quăng lại về phía những tội nhân, những người yếu đuối và những người bệnh hoạn (Ga, 8.7), nghĩa là “biến nó thành những gánh nặng không thể mang được” (Lc 10.7).

4. Cám dỗ xuống khỏi thập giá để làm cho người khác hài lòng mà không ở lại đó để chu toàn ý muốn của Cha.

5. Cám dỗ lệ thuộc vào tinh thần thế tục thay vì thanh lọc nó và bắt nó uốn mình theo tinh thần của Thiên Chúa.

6. Cám dỗ cẩu thả với “kho tàng đức tin”, nghĩa là tự mình không nghĩ là những người phải gìn giữ đức tin nhưng là những chủ nhân, những người sở hữu; trong nghĩa khác là cám dỗ chểnh mảng về thực tại bằng cách dùng một ngôn ngữ quý báu và cao sang để nói bao nhiêu điều mà không nói điều gì. Người ta gọi họ là những con người “theo chủ nghĩa Bizantine”.

Anh chị em thân mến,

Những cám dỗ không làm cho chúng ta sợ hãi, cũng không được làm cho chúng ta bối rối, cũng không để chúng ta phải thất vọng, phải chán nản, bởi không có một môn đệ nào cao trọng hơn Thầy của mình; vậy nếu Đức Giêsu đã bị cám dỗ, ngay cả khi Ngài được gọi là Beelzebub (Mt 12.24) - thì các môn đệ của Ngài cũng không được chờ đón phải cư xử tốt hơn. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ lo lắng và buồn phiền nếu không có những cám dỗ này và những cuộc trao đổi hứng thú; những trào lưu tư tưởng như thế, như thánh Y Nhã đã gọi, nếu tất cả mọi người đều đồng ý hay làm thinh trong một hòa bình lệch lạc và tĩnh mịch. Trái lại, tôi đã thấy và đã nghe - với niềm vui và sự cảm ơn - những bài diễn văn đầy nhiệt huyết, mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thật và dũng cảm. Với tất cả những điều đó, chúng ta cũng đã thấy : không bao giờ trong những cuộc trao đổi, những chân lý cơ bản của bí tích hôn phối như tính không thể chia lìa của hôn phối, sự hiệp nhất, sự trung tín và sự sinh sôi bị đặt thành vấn đề. Nghĩa là mở ra với cuộc sống.

(còn nữa)

NT. Quỳnh Giao, FMM

chuyển ngữ

Ý kiến bạn đọc ()
Tin tức liên quan
Tin khác
Xem thêm