Chủ Nhật, 13 Tháng Mười Một, 2016 19:24

13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P16)

PHÁT BIỂU TẠI NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU NGÀY 25.11.2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một “sứ điệp hy vọng và khuyến khích” trước những người đại diện “hơi già nua và bị kìm kẹp”, bị tê liệt bởi sự sợ hãi. Ngài nhắc lại: sự cần thiết làm việc chung, tìm tòi hòa bình và hiệp nhất với nhau trên lục địa đặt nền tảng trên phẩm giá siêu việt của con người. ĐGH cũng đề cập những chủ đề mà ngài vẫn lưu tâm : sự thất nghiệp, di dân, vấn đề môi sinh. Ngài biện hộ cho một Âu châu được xây dựng không phải trên nền kinh tế mà là trên “tính thần thiêng” của con người .

ĐTC phát biểu tại Nghị viện Âu châu

Tôi xin cám ơn quý vị đã mời tôi phát biểu trước cơ cấu nền tảng của Liên hiệp Âu châu, và qua dịp này tôi có cơ may được đến với hơn 500 triệu công dân của 28 thành viên quốc gia mà các vị đại diện.

Cuộc thăm viếng của tôi xảy ra sau hơn một phần tư thế kỷ so với cuộc viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolô II. Đã có nhiều sự đổi thay từ lúc đó, tại Âu châu cũng như trên thế giới. Những khối chống đối nhau chia châu lục làm đôi đã không còn nữa. Một thế giới càng ngày càng liên giao nhiều hơn và toàn cầu hơn, và do đó càng ngày càng bớt “tập trung vào Âu châu”. Với một liên minh rộng lớn hơn, ảnh hưởng hơn, nhưng dường như lại thêm vào hình ảnh của một Âu châu già cỗi và khép kín hơn. Khi nói với quý vị ngày hôm nay trong tư cách là người mục tử theo ơn gọi của tôi, tôi ước muốn gởi đến toàn công dân Âu châu một sứ điệp hy vọng và khuyến khích. Một sứ điệp hy vọng dựa trên nền tảng tín thác rằng những khó khăn có thể trở thành những cổ động viên đầy quyền năng kết hợp với nhau, để thắng mọi nỗi sợ hãi mà Âu châu - cùng với thế giới - đang trải qua. Niềm hy vọng vào Thiên Chúa biến đổi sự dữ thành sự thiện, cái chết thành sự sống. Tôi ước mong trước hết nhấn mạnh đến mối tương giao chặt chẽ giữa hai từ : “phẩm giá” và “siêu việt”. Tính phẩm giá là từ chìa khóa mà sau Đệ nhị thế chiến đã làm nổi bật. Lịch sử hiện nay của chúng ta đặc biệt được đặt trọng tâm vào việc cổ võ nhân phẩm đối lại với những bạo lực đa diện và những hiềm thù sắc tộc mà ngay tại Âu châu cũng đã có trong những thế kỷ qua. Khái niệm về tầm quan trọng của nhân quyền suốt từ một chặng đường dài với nhiều khổ đau và hy sinh đa diện đã đóng góp cho việc hình thành lương tri của tính cách quý báu này, với tính duy nhất mà mỗi người nhân sinh cá biệt đều có. Ý thức lương tri văn hóa này tìm gặp được nền tảng không chỉ trong biến cố lịch sử nhưng đặc biệt trong tư tưởng Âu châu với đặc sắc qua những lần gặp gỡ phong phú mà những nguồn gốc đa diện xa xưa xuất từ “nền văn minh Hy Lạp và La Mã, những nền văn hóa celtes, germaniques và slaves, cũng như xuất từ Thiên Chúa giáo, mà các nền văn hóa đó đã nhồi nắn Âu châu cách sâu sắc”, nhờ đó có được khái niệm về “con người”. Ngày hôm nay, việc cổ võ nhân quyền đóng một vai trò then chốt trong việc dấn thân của Cộng đồng Âu châu và những tương giao với các quốc gia khác. Đây là vấn đề dấn thân quan trọng và đáng khâm phục bởi đã có quá nhiều những hoàn cảnh mà nhân sinh ngày hôm nay vẫn bị cư xử như những đồ vật sử dụng xong rồi quẳng đi khi không còn dùng được nữa, hay khi đã trở thành yếu đuối, bệnh hoạn già nua. Người ta chỉ có thể có nhân phẩm khi được tự do tuyên xưng niềm tin tôn giáo, được đáp ứng nhu cầu tối thiểu, có một công việc ổn định. Tất nhiên, cũng cần lưu ý để đừng rơi vào sự lợi dụng nó. Ngày nay thường có một trào lưu đòi hỏi quyền cá nhân mỗi ngày mỗi lớn hơn che giấu một khái niệm về con người nhân sinh tách khỏi mọi bối cảnh xã hội và nhân sinh. Kèm theo với quan điểm quyền lợi, quan điểm bộ phận dường như không được kết nối với nhau, không lưu tâm đến rằng mỗi một nhân sinh đều được liên kết trong một bối cảnh xã hội, nơi đó quyền lợi và bổn phận được liên kết với bổn phận quyền lợi của người khác và công ích của chính xã hội. Vì thế tôi cho rằng hơn bao giờ hết cần phải đào sâu ngày nền văn hóa quyền lợi con người có khả năng nối kết khôn khéo chiều kích cá nhân hay tốt hơn cá vị với công ích, với cái gọi là “chúng ta tất cả”, bao gồm bởi những cá thể, gia đình và nhóm trung gian kết hợp thành cộng đồng xã hội.

...Một trong những bệnh hoạn ngày nay là nỗi cô đơn của chính người bị tước đi tương giao...

Một trong những bệnh hoạn mà tôi thấy loan truyền tại Âu châu ngày nay là nỗi cô đơn của chính người bị tước đi tương giao. Điều này thấy rõ nơi những người lớn tuổi lắm lúc bị bỏ rơi bởi thân phận của mình cũng như những người trẻ bị tước đi những điểm quy chiếu và những thuận lợi cho tương lai. Điều này cũng được thấy nơi những vô số những người nghèo đầy rẫy, trong thành phố của chúng ta, trong cái nhìn ngơ ngác của những người di dân đến đây nhằm tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Nỗi cô đơn này còn bị gia tăng bởi bị khủng hoảng kinh tế mà những hậu quả vẫn còn với những kết quả bi đát về mặt xã hội. Trong những năm gần đây, bên cạnh tiến trình nới rộng của Cộng Đồng Âu Châu, có sự gia tăng của nghi kỵ, chỉ nhắm đến thiết lập những lề luật xa lạ với sự nhạy bén của các dân tộc và tệ hơn còn nguy hại hơn cho họ. Chúng ta thường có một cảm tưởng chung rằng khắp đây đó có một sự mệt mỏi già nua của một Âu châu có tính già nua và không còn sức sống đem lại hoa quả. Trong khi đó những lý tưởng lớn lao đã linh hứng cho một Công Đồng Âu Châu dường như đã mất đi sức mạnh lôi cuốn để nhắm đến kỹ nghệ văn phòng của các cơ cấu nhiều hơn. Thêm vào đó có những nếp sống hơi ích kỷ, một sự giàu có khó chấp nhận và lắm lúc thờ ơ với thế giới xung quanh, đặc biệt với những người nghèo. Con người nhân sinh gặp phải nguy cơ bị luồn trong guồng máy chằng chịt xem họ như là một công ích tiêu thụ phải dùng đến, và khi sự sống không còn lợi ích nữa cho guồng máy chạy thì nó bị loại trừ không một chút ngại ngùng, như đối với trường hợp của những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, những người lớn tuối bị bỏ rơi không được chăm sóc và những đứa trẻ bị tước quyền sống trước khi được sinh ra.

Đây là một “sự nhầm lẫn xảy đến khi việc tuyệt đối hóa công nghệ thắng thế”, điều này đưa đến “việc nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích”. Đó là kết quả không thể tránh được của “nền văn hóa cặn bã” và “não trạng tiêu thụ thái quá”. Trái lại, xác định nhân phẩm con người là nhìn nhận đặc tính quý báu của đời sống nhân sinh được trao ban cho chúng ta cách nhưng không và không thể vì lý do nào đó trở thành mục tiêu trao đổi hay thương mại. Xin hãy lưu tâm đến sự mỏng dòn của các dân tộc và của con người, nghĩa là giữ gìn ký ức và niềm hy vọng, mang trách nhiệm thăng hoa cho phẩm giá con người.

(còn nữa)

Nt QUỲNH GIAO Fmm
chuyển ngữ

Ý kiến bạn đọc ()
Tin tức liên quan
Tin khác
Xem thêm