13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P19)

Với Giáo triều và Nhiệm thể Chúa Kitô

1.

Bệnh của người tưởng mình là “bất tử”, “miễn dịch” hoặc là “không thể thay thế được”, và không lưu tâm đến việc kiểm tra cần thiết và thông thường. Một Giáo triều không tự lượng định, không liên lỉ tự sửa chữa chính mình, không tìm cách thăng hoa…, là một cơ thể bệnh hoạn và tật nguyền. Chỉ cần đến thăm một nghĩa trang, chúng ta sẽ thấy tên tuổi của những người tưởng mình bất tử, miễn dịch và không thay thế được đầy dẫy. Đây là loại bệnh của người giàu có và điên rồ trong Phúc Âm, nghĩ rằng mình sẽ sống vĩnh cửu (Lc 12,13-21) và của những người tự biến mình thành chủ và cảm thấy mình cao hơn tất cả chứ không phải phục vụ tất cả. Điều này lắm lúc xuất phát từ bệnh lý về quyền, “mặc cảm của những người được tuyển chọn”, của người gọi là quá tự nể làm cho họ tự nhìn hình ảnh mình cách đam mê mà không thể thấy được hình ảnh của Thiên Chúa ghi dấu trên khuôn mặt của kẻ khác. Đặc biệt hơn với những người yếu đuối và thiếu cơ may. Liều thuốc cho nạn dịch này là ân ban được cảm nghiệm mình là tội nhân và biết nói lên với tất cả tấm lòng : “Chúng con là những người tôi tá bình thường, chúng con chỉ làm bổn phận của minh” (Lc 17,10).

2.

Chủ nghĩa “marthaisme” (theo câu chuyện của Martha trong Kinh Thánh) : quá lo lắng cho công việc hoặc hoạt động thái quá. Bệnh này liên hệ với những người chìm đắm trong công việc và dĩ nhiên bỏ qua “phần tốt nhất” là ngồi dưới chân Chúa Giêsu (Lc 10, 38-42). Chính vì thế mà Chúa mời gọi các môn đệ của mình “nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31), bởi cẩu thả với việc nghỉ dưỡng cần thiết sẽ đưa đến căng thẳng và lăng xăng. Thời gian nghỉ dưỡng đối với người đã chu toàn tốt sứ vụ của mình là một điều cần thiết, một bổn phận và phải được sống cách nghiêm túc : lấy thời gian quý báu đó để sống với gia đình, lưu tâm đến những ngày nghỉ để bổi dưỡng thể lý và thiêng liêng. Chúng ta cần lưu ý đến lời dạy của sách Giảng viên : “Có một thời cho tất cả mọi sự” (Gv3,1-15)

3.

Bệnh chai đá cõi lòng “về tinh thần cũng như về thiêng liêng” : Người bị bệnh này có con tim chai đá và “gáy cứng đờ” (Cv 7,51-60). Đây là những người qua thời gian mất đi sự thanh thản nội tâm, sự năng động và mạo hiểm, do luôn ẩn mình sau những hồ sơ, trở thành những “vị vua của công thức” chứ không phải những con người của Thiên Chúa” (Dt 3,12). Điều nguy hiểm khi mất đi sự nhạy cảm nhân sinh để chúng ta biết khóc với những người khóc và hân hoan với những người hân hoan ! Đây là bệnh hoạn của những người mất đi “những năng khiếu của Chúa Giêsu” (Pl 2,5-11). Bởi qua dòng thời gian, con tim của những người này bị cứng đờ và mất đi khà năng yêu thương Cha và người khác vô điều kiện (Mt 22,34-40). Trong khi, Kitô hữu đúng nghĩa là phải có được “những năng khiếu mà chính Đức Giêsu Kitô đã có” (Pl 2,25), nghĩa là năng khiếu của đức khiêm nhường, của việc dâng hiến, của sự từ bỏ và quảng đại.

4.

Bệnh kế hoạch thái quá và chủ nghĩa chức vụ : Khi vị tông đồ lên kế hoạch cách tỉ mỉ và nghĩ rằng có kế hoạch cách hoàn hảo thực tế sẽ làm cho công việc trôi chảy, thì người đó biến mình thành một chuyên gia kế toán hay là kinh tế. Chuẩn bị cẩn thận là điều cần thiết nhưng đừng bao giờ rơi vào cám dỗ muốn đóng khung hay điều khiển sự tự do của Thần Khí vẫn luôn có đó rất rõ ràng, rất quảng đại hơn mọi kế hoạch của con người (Ga 3,18). Thường ngày chúng ta bị để kéo theo bệnh này bởi vì “kép khung trong chính vị trí tĩnh và không thay đổi vẫn là dễ dàng và tiện gọn hơn”. Trong thực tế, Giáo hội luôn tỏ ra trung thành với Thần Khí bao lâu Giáo hội không có ngạo mạn giải quyết tất cả cũng như làm cho Thần Khí trở thành gia nhân. Thần khí thì tươi mát, đầy óc sáng tạo, mới mẻ.

5.

Bệnh phối hợp không tốt vì sự hiệp thông không còn nữa giữa các thành viên, mất đi sự phục vụ hòa hợp và điều độ, trở thành dàn nhạc chỉ xuất ra những tiếng ồn ào lộn xộn bởi các thành viên không hợp tác với nhau và không sống tinh thần hiệp thông và đồng đội. “Khi đôi chân nói với cánh tay “tôi không cần anh”, hoặc bàn tay nói với cái đầu “tôi là người điều khiển”, thì lúc đó cơ thể sẽ gây ra sự khó chịu và vấp phải.

6.

Bệnh “Alzheimer thiêng liêng”, nghĩa là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử các nhân vật với Thiên Chúa, quên đi “mối tình đầu” (Kh 2, 4). Đây là vấn đề giảm sút từ từ những năng khiếu thiêng liêng mà ít nhiều với giai đoạn dài lâu sẽ khơi dậy những điều thiệt thòi nơi con người, làm cho người đó không còn khả năng chu toàn sinh hoạt độc lập. Chúng ta bắt gặp căn bệnh này nơi những người đã mất đi ký ức của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa; ở những người không còn nhận được khái niệm về lịch sử của đời sống; nơi những con người hoàn toàn lệ thuộc với hiện tại của họ, với đam mê của họ bằng những bướng bỉnh và ám ảnh của họ; nơi những con người xây cất xung quanh mình những bức tường và những thói quen, và càng ngày càng trở thành nô lệ của các thần tượng mà chính họ nắn đúc trên bàn tay của mình.

7.

Bệnh tranh giành và háo danh : Khi mà hình dáng bên ngoài những màu mè của áo quần, những dấu chỉ danh dự trở thành mục tiêu đầu của cuộc sống, mà quên đi lời thánh Phaolô : “Anh em đừng bao giờ mánh khéo và bợm bĩnh, song hãy có đủ khiêm tốn để nhìn người khác hơn mình. Ước gì mỗi anh em đừng lo toan đến lợi ích cá nhân; nhưng hãy nghĩ đến lợi ích của người khác” (Pl 2,3-4). Đây là căn bệnh làm cho chúng ta trở thành con người gỉa tạo, sống một loại thuyết thần bí giả dối và “thuyết tịnh tĩnh”. Chính thánh Phaolô định nghĩa chúng như là “những thù địch của thập giá Chúa Kitô”. Bởi vì “họ đặt vinh quang của họ trong cái làm cho chính họ bị xấu hổ; họ là những người chỉ nghĩ đến những điều thuộc về trái đất” (Pl 3,8-19).

8.

Bệnh ảo tưởng, tâm thần phân liệt : Đây là bệnh của những người có cuộc sống hai mặt, là hoa trái của những sự giả dối đặc thù của cái gọi là tầm thường và rỗng tuếch Thần Khí, dần hồi tăng trưởng mà bằng cấp và những danh xưng hàn lâm không đủ để làm cho họ hài lòng. Đây là một loại bệnh đụng đến thường xuyên với những người khi bỏ qua công việc mục vụ. Họ chỉ giới hạn mình trong những dịch vụ văn phòng và qua đó mất đi sự tiếp xúc với thực tế với những con người cụ thể. Họ thiết lập một thế giới song song cho riêng mình. Nơi đó, họ không thi hành những điều thuộc về nhiệm vụ thiêng liêng với người khác và nơi họ bắt đầu sống một cuộc sống ẩn dật và lắm lúc phóng đãng. Việc hoán cải thật sự khẩn cấp và cần thiết để chống lại với loại bệnh rất nghiêm trọng này. (Lc 12,11-32).

9.

Bệnh nói hành nói xấu, dèm pha và ngồi không nói mách : Đã nhiều lần cha nói rồi về bệnh này nhưng dường như chưa đủ. Đây là một loại bệnh nghiêm trọng, có lẽ chỉ bắt đầu với một cuộc nói chuyện phiếm rồi từ từ bắt đầu gieo rắc điều xấu như Satan vậy. Và trong nhiều trường hợp, họ “giết chết một cách không gớm tay” thanh danh chính những người đồng nghiệp hay anh em của mình. Đây là loại bệnh của những con người hèn nhác, không can đảm nói trực tiếp nhưng nói sau lưng. Thánh Phaolô cảnh báo : “Anh em hãy làm tất cả mà không đả kích và không bình luận, như vậy anh em sẽ không bị chê trách và trinh trong” (Pl 2,14-18). Hãy cẩn thận với cuộc khủng bố của lời nói ba hoa !

(còn nữa)

Nt QUỲNH GIAO Fmm
chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Trưa 3.10.2024, Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bế mạc sau ba phiên làm việc tốt đẹp.
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Trưa 3.10.2024, Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bế mạc sau ba phiên làm việc tốt đẹp.
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Thêm 5 ngày tìm nạn nhân mất tích ở Làng Nủ
Thêm 5 ngày tìm nạn nhân mất tích ở Làng Nủ
Ngày 30.9.2024, sau cuộc họp tham khảo ý kiến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh chiều hôm trước đó, chính quyền địa phương quyết định duy trì lực lượng tìm nạn nhân mất tích thêm 5 ngày.
Thông xe cầu cửa ngõ phía đông TPHCM
Thông xe cầu cửa ngõ phía đông TPHCM
Sáng 2.10.2014, cây cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức, với vốn đầu tư gần 732 tỷ đồng thông xe góp phần giảm ùn tắc, chỉnh trang đô thị khu đông thành phố.
Chạm dần đến ước mơ miễn học phí
Chạm dần đến ước mơ miễn học phí
Tính đến thời điểm này của năm học 2024-2025, đã có 7 tỉnh thành gồm Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đà Nẵng thông qua quyết định miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1...
Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Trong hai ngày 2-3.10.2024, tại hội trường thành phố đã diễn ra Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường dân chủ, thi đua xây dựng và phát triển...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...