Bạn có thường xuyên đọc lời Chúa không ?

Mới đây, Ðức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục GP Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh - HÐGMVN đã gởi thư đến cộng đoàn Dân Chúa về việc thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa (Chúa Nhật III mùa Thường Niên), nhằm suy tôn cách đặc biệt Kinh Thánh, những giáo huấn Chúa Giêsu truyền dạy. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một số độc giả về thói quen đọc Kinh Thánh và lòng yêu mến Lời Chúa…

TRUYỀN LỬA SAY MÊ CHO CON CHÁU

Bà Nguyễn Thị Hiến (Giáo xứ Lộc Hưng, TGP TPHCM): Tôi thường đọc Tân Ước nhiều hơn Cựu Ước. Trong đó, câu mà tôi ấn tượng và thì thầm với chính mình hằng ngày đó là lời Chúa dạy cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ gặp, cứ gõ cửa thì sẽ được mở. Suốt hành trình sống của tôi là những ngày tháng cậy trông, phó thác tất cả vào Chúa. Năm nay, tôi đã 65 tuổi. Ở xứ đạo, tôi tham gia ca đoàn, dòng Phan Sinh tại thế, có nhiều cơ hội họp mặt, nguyện kinh, suy ngẫm Thánh Kinh thường xuyên. Nhà tôi có mấy cháu nhỏ vừa ở độ tuổi tiểu học. Giai đoạn này, các bé thích tìm hiểu về cuộc sống và mọi thứ. Bé hay hỏi Thánh Kinh và mình luôn dành thời gian giải thích cho bé hiểu. Những lúc dạy bé học giáo lý, học kinh sách, tôi cũng được dịp xem lại bản văn Kinh Thánh, rà soát lại trí nhớ của mình. Có lắm lúc trong cuộc đời, đối diện chuyện bi ai thất vọng, tôi hay mở Kinh Thánh ra tìm ý cầu nguyện, như một sự trở về. Tôi nhận thấy chính Lời Chúa soi dẫn tôi vượt qua những bế tắc. Tôi tâm niệm, chính mình phải sống và chu toàn giới răn Chúa dạy, để làm gương cho con cái trong gia đình.

LỘC XUÂN, LỜI CHÚA NHẮN GỞI

Bà Nguyễn Thị Tiền (Giáo xứ Tân Lộc, GP Cần Thơ): Trong họ đạo quê, tôi góp sức mình bằng cách tới lui nhà thờ quét dọn, làm đẹp ngôi thánh đường chung. Chúa nhật dự lễ, ngày thường nguyện kinh sớm tối. Lời Chúa là của ăn thiêng liêng mà tôi không thể nào bỏ qua. Tuy cuộc sống còn đó những vất vả nhưng tôi luôn tin là Chúa vẫn đồng hành với mình, chỉ cần mình nghe theo lời Ngài dạy. Ðầu năm, đi lễ, hái lộc Xuân với câu Lời Chúa, tôi xem đó như lời mời gọi Chúa muốn mình chú tâm thực hành trong năm. Bà con quê tôi và các xứ quê khác dường như cũng lưu giữ truyền thống quý báu này. Sang năm mới, dù sức khỏe có phần kém đi, tôi vẫn cố gắng chu toàn các việc đạo đức, siêng suy ngẫm Lời Chúa.

TẬN DỤNG INTERNET

Chị Vũ Thị Hồng Ánh (Giáo xứ Hòn Ðất, GP Long Xuyên): Là một người trẻ, sống trong thời hiện đại, tôi bị cuốn vào vòng xoáy của công việc. Việc đọc Kinh Thánh trên internet, các trang mạng là một chọn lựa của nhiều bạn trẻ như tôi. Bây giờ, thú thật, tôi ít có thời gian để cầm lại quyển Kinh Thánh, dù đó luôn là sách được gìn giữ và duy trì qua bao thế hệ trong gia đình. Trên mạng, một số trang web của các giáo phận, báo chí Công giáo cũng có nhiều tài liệu về Lời Chúa, các bài giảng… tiếp cận rất dễ. Khi sử dụng internet, tôi cũng tận dụng sự hiệu quả của nó để thông truyền Lời Chúa, chia sẻ các câu kinh, lời hay ý đẹp, ý cầu nguyện rút ra từ Kinh Thánh. Tôi cho rằng trân trọng Lời Chúa và làm cho nhiều người biết Chúa hơn là trách nhiệm của thế hệ trẻ Công giáo ngày nay.

TỪ NHỮNG BÀI CA

Anh Phạm Quốc Vinh (Giáo xứ Gia Lành, GP Ðà Lạt): Các đầu sách nhà đạo được bày bán ở nhiều nhà sách trên cả nước, điều này tạo cơ hội dễ tiếp cận để hiểu sâu hơn Lời Chúa. Ðôi khi, muốn hiểu Lời Chúa, không chỉ đọc Kinh Thánh hay nghe bài giảng mà bản thân tự trau dồi, tìm hiểu qua các phương tiện. Và sách chuyên sâu, suy niệm hết sức cần thiết. Tôi cũng thường nghe thánh ca, các bài nhạc đạo, trong đó chứa đựng Lời Chúa với những giai âm da diết, làm lắng lòng mình. Ðể mến Chúa, yêu Chúa hơn, tôi thấy mình cần cầu nguyện nhiều, chịu khó tìm tòi học hỏi qua Thánh Kinh, sách nhà đạo, qua cả tha nhân.

VÀI CẢM NGHIỆM

Anh Lý Duy Huynh (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh): Kinh Thánh là một trong những quyển sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất thế giới, và được trích dẫn nhiều nhất trong hàng thế kỷ qua. Ðiều đó khiến tôi khá tò mò, vì sao một quyển sách tôn giáo lại được nhiều người yêu thích đến thế, đó là động lực đầu tiên khiến tôi muốn đọc quyển sách này ngay. Tuy nhiên, cũng như nhiều người ngoại đạo, tôi đã hơn một lần không đủ kiên nhẫn để đọc hết quyển kinh Cựu Ước lẫn Tân Ước cho đến khi tôi đọc được quyển Lược Sử Tôn Giáo của Ðức Giám mục Edinburgh (Anh giáo) Riachard Holloway, một quyển sách rất hay giới thiệu lại lịch sử của các tôn giáo trong đó có Kitô giáo. Có rất nhiều câu nói hay trong Kinh Thánh mà tôi đã rút ra và áp dụng trong cuộc đời của mình, và thu lại những giá trị nhất định. Ví dụ như câu “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp”. Theo tôi, đây là một sự an ủi và là động lực để thôi thúc bản thân làm những điều thiện dù cuộc sống ngày nay bon chen và lắm lọc lừa. Một câu nói cũng khá nổi tiếng trong Thánh Kinh mà tôi đã đọc được và ấn tượng đến bây giờ đó là câu Chúa dạy các môn đệ của Ngài: “Nếu ai vảmá bên phảicủa con, thìhãy đưa mábên kia cho nó nữa”, (Mt 5,39). Ðó không phải yếu đuối mà chính xác là sự khoan dung vì ta biết cái ác hẳn sẽ bị trừng phạt thích đáng, còn kẻ hiền thiện thì chẳng phải sợ hãi hay chống cự lại. Ðấy chỉ là một vài điều trong Kinh Thánh mà tôi đã được đánh động và ghi nhớ.

Mục đích của việc dành riêng một ngày Chúa nhật cho việc cử hành trọng thể Lời Chúa trước hết là làm nổi bật“Mối tương quan giữa Ðấng Phục Sinh, cộng đoàn các tín hữu và Kinh Thánh thật là cần thiết cho căn tính của chúng ta”“cho phép làm cho Giáo Hội sống lại cử chỉ của Ðấng Phục Sinh, cũng mở cho chúng ta kho tàng của Lời Người để chúng ta có thể là những người loan báo về sự phong phú không thể tát cạn này trong thế giới”. Ðức Thánh Cha đề nghị chúng ta sống Chúa nhật này một cách trọng thể. Ngài viết:“Cách đặc biệt, trong Chúa nhật này, cần nhấn mạnh đến việc công bố Lời Chúa và thích ứng bài giảng để làm cho việc phục vụ Lời Chúa trở nên rõ ràng hơn”. Ngài cũng đề nghị cách thực hành tại mỗi giáo xứ:“Các linh mục ở giáo xứ có thể tìm ra hình thức tương xứng nhất để đặt cuốn Kinh Thánh, hay một trong các sách của bộ Kinh Thánh, cho toàn thể cộng đoàn, để làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiếp tục đọc bản văn trong đời sống hằng ngày, để đào sâu bản văn và để cầu nguyện với Kinh Thánh”(Trích thư của Ðức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Bản gởi cộng đồng Dân Chúa, tháng 1.2020)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.