Bảo vệ trái đất không ở đâu xa...

Ngày Trái đất hằng năm (22.4) hướng mọi người đến việc nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. Song việc chăm sóc trái đất để có một môi trường sạch, xanh, bền vững... luôn là lời mời gọi trải dài trong đời sống và không ở đâu xa, bắt đầu từ những việc giản đơn nhất của mỗi cá nhân, gia đình...

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGAY TỪ TRONG SINH HOẠT GIA ÐÌNH

Chị Phạm Vân Hà (Quận Tân Bình, TPHCM) : Ðể góp phần tạo một môi trường sạch - xanh, tôi nghĩ bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình ngay từ trong sinh hoạt gia đình hằng ngày. Ðối với xã hội, cần tuyên truyền giáo dục việc bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng mà mỗi người phải chung tay. Tôi và gia đình vẫn ủng hộ chuyện này qua việc hạn chế tối đa dùng đồ nhựa vì hiểu rác nhựa khó phân hủy khi thải ra môi trường. Ở nhà, chúng tôi thường dùng các vật bằng gỗ, gốm sứ, thủy tinh… thay cho đồ nhựa. Bên cạnh đó là chuyện tuân thủ các quy định về môi trường, nhất là không xả rác bừa bãi ngoài đường. Gia đình tôi cũng chú ý đến việc trồng cây xanh, chăm sóc hoa kiểng, tạo mảng xanh cho không gian nhà ở luôn tươi mát…

GIÁO DỤC VÀ LÀM GƯƠNG CHO CON CHÁU

Bà Nguyễn Thị Hồng (Quận 1, TPHCM) : Là một người mẹ và một người bà, trong việc góp phần bảo vệ môi trường, tôi không chỉ dạy con cháu hạn chế dùng đồ nhựa, bao ni lông, không xả rác bừa bãi... mà bản thân mình còn làm gương trước. Gia đình cũng hạn chế sử dụng điện hằng ngày chứ không riêng gì Ngày Trái đất hay Giờ Trái đất. Mỗi tuần, chúng tôi vệ sinh chung sân và nhà cửa. Mỗi khi địa phương tổ chức vệ sinh hẻm, tôi khuyến khích con cháu tham gia. Trước mùa mưa, cả xóm động viên và phát động việc móc cống, rác thải để thông cống, tôi dù già cũng cùng con cháu và hàng xóm ra góp tay phụ giúp. Mình nhảy xuống cống không được, bưng vác rác thải không nổi thì phục vụ hậu cần như pha cà phê, nấu nước uống…cho những người trực tiếp làm trong giờ giải lao.

TIẾT KIỆM TRONG TIÊU DÙNG

Chị Nguyễn Thị Yến Vân (Quận 8, TPHCM) : Tôi nghĩ, tiết kiệm trong tiêu dùng cũng là một cách bảo vệ môi trường sống. Ở nhà tôi, việc tiết kiệm điện luôn được cha mẹ nhắc nhở các con. Trước đây, nhà tôi có một cái bình nước điện trên lầu, cắm điện 24/24 giờ, chủ yếu chỉ để lấy nước nóng tắm. Nhưng thời gian gần đây, cả nhà đã ngưng cắm điện thường xuyên bình nước này, chỉ cắm khi cần nước tắm. Nhất là vào mùa nóng, không nhất thiết phải cần nước nóng, bình cắm điện càng ít sử dụng hơn. Bên cạnh việc tiết kiệm điện còn là tiết kiệm nước, mọi thành viên trong gia đình đều ý thức để không xài phung phí nước. Thậm chí ở nhà có cái máy lọc nước, chúng tôi cũng tận dụng cả phần nước bị lọc dơ, hứng vào một cái xô để dùng thêm vào việc chà rửa nhà vệ sinh. Bố tôi là người rất khéo tay nên có nhiều sự sáng tạo trong việc tái chế, sửa sang các vật dụng trong nhà để dùng, bất đắc dĩ mới phải mua đồ mới. Tôi còn nhớ một lần, cũng khá lâu rồi, bố tôi đã tận dụng cái thùng giấy carton đựng tủ lạnh (cũng khá to) để chế thành cái tủ áo cho bọn trẻ chúng tôi, trong đó vẫn có những cái móc để treo quần áo. Còn quạt máy, thì mỗi khi trục trặc, bố cũng luôn tìm cách sửa chữa để có thể dùng lâu dài...

ÐẨY MẠNH TINH THẦN TỰ GIÁC

Anh Nguyễn Minh Bằng (Huyện Bình Chánh, TPHCM) : Hiện nay xã hội đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt, con người theo đó có nhiều nhu cầu tiêu thụ, sử dụng năng lượng..., mà nếu không tiết chế thì sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên của trái đất dần cạn kiệt. Môi trường sống của con người bị đe dọa. Ngày Trái đất hay Giờ Trái đất hằng năm gợi cho chúng ta ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mỗi người cần hưởng ứng bằng những hành động cụ thể. Sớm ý thức được mức độ quan trọng của vấn đề này, những năm trở lại đây, tôi và gia đình đã thống nhất hạn chế tối thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa và bao bì ni lông, thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi giấy, túi kính tự phân hủy. Ví dụ một thành viên trong nhà phải đi chợ thì sẽ mang túi vải chuyên mang đi chợ. Cả bố mẹ đi làm và con em đi học đều có bình đựng nước riêng để không phải mua nước đóng chai bên ngoài. Ngoài ra khi ở nhà, gia đình vô cùng hạn chế việc bật đèn điện, máy điều hòa, quạt điện ở những phòng không có người hay bật tivi trong khoảng thời gian dài... Trong việc chung tay bảo vệ môi trường, tôi nghĩ mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần đẩy mạnh tinh thần tự giác chứ không phải chờ đợi một sự kêu gọi hay lời tuyên truyền.

MỪNG VÌ LÁ CHUỐI QUAY TRỞ LẠI...

Ông Nguyễn Công (Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) : Nhớ những năm 1980, bọc ni lông hãy còn hiếm lắm, mẹ tôi bán xôi bắp cốm dẹp nhất nhất dùng “giấy” gói bằng lá chuối, lá tra. Bao nhiêu năm tôi làm công việc hái lá tra hay mua lá chuối thường xuyên. Tôi nghĩ dưới góc nhìn môi trường học, đây thực sự là một loại “giấy” gói lý tưởng. Ngoài làm “giấy”, lá chuối gói nhiều loại bánh, hấp chín ngả màu, ấp ôm ruột bánh trên trong, dưới nhiệt độ cao không tiết chất có hại hay mùi xấu như các loại bao gói khác. Sự phân hủy lá chuối giản đơn vạn lần hơn bọc ni lông, thực chất là quá trình phân hủy lá thành phân hữu cơ. Trong xu hướng bảo vệ môi trường, tôi mừng khi nghe một số siêu thị, cửa hàng xôi... quay về truyền thống khi sử dụng lá chuối để gói hàng. Tôi ủng hộ chuyện này vì hình dung việc dùng bọc ni lông nhiều, dù có phần tiện lợi trước mắt nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt cho môi trường bởi chất nhựa rất khó phân hủy. Nếu ai đi chợ cũng lủ khủ bọc thì lượng bọc phát sinh hằng ngày là rất lớn, khó cho việc xử lý rác thải. Thiết nghĩ, góp phần bảo vệ môi trường, đôi khi không cần cao siêu, mỗi cá nhân có ý thức từ những việc nho nhỏ trong tiêu dùng hằng ngày cũng là góp phần cho môi trường sống được sạch, xanh rồi.

LIÊN GIANG thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.