Bí quyết học giỏi của người Phần Lan

Bằng cách nào các học sinh Phần Lan học ít hơn, chơi nhiều hơn nhưng vẫn đạt được những thành tích tốt nhất thế giới?

Những câu hỏi trên lâu nay vẫn canh cánh trong lòng nhiều bậc cha mẹ luôn ôm tư tưởng truyền thống là học sinh phải cần cù trên lớp, siêng năng làm bài tập ở nhà, nhất là phụ huynh ở khu vực Đông Á như Việt Nam. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình xót con cái vì chương trình học quá nặng, khiến trẻ con học đến... ngu cả người. Tờ The Los Angeles Times hồi năm ngoái dẫn lời giáo sư chuyên ngành giáo dục Howard Gardner của Đại học Harvard từng khuyên người Mỹ rằng: “Hãy học hỏi từ Phần Lan, nơi có những ngôi trường hiệu quả nhất và hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng ta đang áp dụng tại Mỹ”.

Bí quyết của người Phần Lan có thể được tóm gọn như sau: chỉ bắt buộc học 9 năm (từ 7-16 tuổi), giáo dục tự do, giáo viên chất lượng cao, ít đề tài hơn nhưng chú trọng vào các hoạt động thực tiễn và áp dụng những biện pháp phi truyền thống trong giảng dạy. Có thể nói trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) với đa số thành viên là các nước phát triển, Phần Lan là nước ít gây áp lực đối với hoạt động học tập của trẻ con. Tuy nhiên, nước này lại nằm trong nhóm hạng đầu của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) suốt nhiều năm qua. PISA là cuộc thi không những đánh giá kiến thức của học sinh, mà còn đưa ra nhận định về năng lực áp dụng những gì đã học được vào thực tế.

Đài BBC dẫn lời giáo sư Tony Wagner của Đại học Harvard (Mỹ) đưa ra một ví dụ về một cách tiếp cận đầy sáng tạo và mang tính thực tiễn trong trường học Phần Lan. Học sinh được học về những dạng năng lượng khác nhau, các nguồn năng lượng tái tạo và phi tái tạo ở lớp hai. Sau khi được học về đề tài này trong vài tuần, giáo viên bắt đầu yêu cầu học sinh viết kịch bản tưởng tượng trường hợp nhà bị mất điện. Một ví dụ khác: trong giờ thể dục, học sinh được đưa vào rừng với bản đồ và la bàn, sau đó chúng phải tự tìm đường trở ra, đương nhiên, thầy cô tuy không xuất hiện nhưng vẫn quan sát “ngầm” để đảm bảo an toàn cho các em. Giáo sư Wagner đánh giá: “Chuyện gì có thể xảy ra? Những trải nghiệm trong đời thực, các khái niệm và nghệ thuật, được hòa hợp trong một đề tài duy nhất”.

Theo tạp chí Forbes, giới chính khách, hiệu trưởng, học giả... đều hiểu rõ nguồn lực duy nhất đáng kể ở Phần Lan mà họ có thể tự hào chính là bộ não, trẻ con và giáo dục. Do vậy, toàn bộ các viện giáo dục đều tập trung vào một mục tiêu: làm mọi cách để cung cấp nền giáo dục tốt nhất cho phép chúng có thể tranh tài trên thị trường lao động thế giới. Với quan điểm hết sức rõ ràng này, người Phần Lan đã tạo ra một trong những hệ thống giáo dục hiệu suất cực kỳ cao, được cả thế giới công nhận và học theo. Tựu trung, dân xứ Bắc Âu này dựa vào chất lượng chứ không phải số lượng, nhấn mạnh trải nghiệm thực tiễn, giảm bớt lý thuyết và không bắt học sinh “gạo” bài thuộc lòng. Như các chuyên gia OECD từng nhận định: “Một trong những thực tế gây ấn tượng nhất về các trường học Phần Lan là số thời lượng truyền dạy kiến thức cho học sinh ít nhất trong số các thành viên OECD”.

Chơi để nuôi dưỡng sáng tạo

Như đã nói ở trên, trẻ con Phần Lan không chính thức bước vào môi trường học đường cho đến khi được 7 tuổi. Trước thời gian đó, các em trải qua những ngày vui vẻ trong trường mẫu giáo, và học hỏi thông qua các trò chơi, bài hát và những cuộc trò chuyện của thầy cô giáo. Đến tuổi vào tiểu học, hầu hết đều đi bộ hoặc đạp xe đến trường, không loại trừ các em nhỏ tuổi nhất. Thời gian ở trường ngắn và bài tập về nhà thông thường đều nhẹ nhàng. Cứ mỗi giờ học trong ngày lại được chơi tự do ngoài trời 15 phút. Không khí trong lành, cảnh sắc tự nhiên và hoạt động thể chất thường xuyên được các nhà giáo dục Phần Lan xem là động cơ cho học tập theo một câu châm ngôn của nước này: “Chẳng có thời tiết xấu. Chỉ là không mặc trang phục hợp lý mà thôi”.

Phần Lan cũng không phí thời gian và tiền bạc vào những kỳ thi đại chúng nhưng chất lượng thấp. Thay vào đó, học sinh được thầy cô trực tiếp đánh giá mỗi ngày. Trong lớp, trẻ được phép vui vẻ, chơi đùa, cười nói và mơ mộng, theo tiêu chí “hãy để trẻ con là trẻ con”, “công việc của trẻ là chơi đùa”, và “trẻ em học hiệu quả nhất thông qua hoạt động vui chơi”. Môi trường lớp học được xây dựng một cách ấm áp, an toàn, tôn trọng lẫn nhau và đặc biệt hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Không hề có những bài học đã được soạn sẵn, buộc học sinh phải đi thẳng hàng hoặc ngồi thẳng đơ như cọc gỗ trên ghế.

Tôn trọng giáo viên

Ở Phần Lan, giáo viên là nghề nghiệp được tôn trọng và đáng tin nhất chỉ sau bác sĩ, một phần do những người muốn gõ đầu trẻ phải đạt được bằng cấp thạc sĩ. Tờ The Guardian dẫn lời một giáo sư Phần Lan chuyên về giáo dục cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ được con trẻ thoát tầm ảnh hưởng của giới chính khách. Chúng tôi cũng có trách nhiệm xua những người làm kinh doanh khỏi trường học”. Trên thực tế, bất cứ công dân Phần Lan nào cũng được quyền đến thăm trường học, nhưng thông điệp chung hết sức rõ ràng: các nhà giáo dục có quyền lực tối thượng đối với việc nuôi dưỡng mầm non của đất nước, chứ không phải là giới quan chức hoặc những người chào hàng công nghệ.

Khái niệm chủ chốt trong hệ thống trường học của quốc gia Bắc Âu chính là “sự tin tưởng”. Các bậc phụ huynh tin trường học sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nhất, và sẽ cung cấp nền tảng giáo dục tốt, còn trường học đặt niềm tin vào chất lượng của các giáo viên. Dân Phần Lan hiểu được tầm quan trọng của tương tác và quan hệ giữa thầy - trò. Mỗi trẻ cần nhận được sự quan tâm ở phạm trù cá nhân từ giáo viên, nên sĩ số trong các lớp học không vượt quá 20 học sinh. Và học sinh kính trọng người thầy của chúng.

Tờ The Guardian dẫn lại câu chuyện một người mẹ ở Mỹ nhưng nghe danh tiếng của các trường Phần Lan nên đưa con đến nước này học tập. Vào một ngày tháng 11, khi trận tuyết đầu mùa rơi xuống, bà đến tham quan trường của con từ xa. Lúc đó, sân trường đầy các học sinh ríu rít thưởng thức mùi vị đầu tiên của mùa đông dưới tán lá của những cây thông. “Bà có nghe gì không?”, một giáo viên hỏi. “Đó là âm thanh của hạnh phúc”, vị giáo viên tự trả lời một cách đầy tự hào. Đó cũng là mục tiêu mà nền giáo dục Phần Lan luôn hướng tới.

NHÀN VĂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.