Buồn vui ngày về bên Mẹ

Ngày 15.8, lễ kính Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời hằng năm cũng là ngày hành hương của đông đảo tín hữu tại trung tâm Ðức Mẹ La Vang, Huế. Trong suốt một năm dài, người Công giáo vẫn thường viếng Mẹ, cầu nguyện, tạ ơn ở khắp các trung tâm trải dài trên đất nước. Dịp này, mời các bạn hãy cùng nghe những chia sẻ tình cảm và cả kỷ niệm của các khách hành hương khi về với Mẹ….

DÂNG MẸ MÁI ẤM NHỎ

Anh Nguyễn Thành Huy (Gx Thánh Nguyễn Duy Khang, TGP TPHCM): Sau khi kết hôn, đầu tiên vợ chồng tôi chọn đi hành hương về Trung tâm Ðức Mẹ Bãi Dâu, giáo phận Bà Rịa để cùng với các thành viên gia đình tạ ơn Mẹ. Trước đó, dù đã đến nơi này vài lần, song trong lần này, tôi cảm nhận nhiều ý nghĩa hơn. Có lẽ vì được đi cùng người bạn đời, cùng nhau đọc kinh dưới đài Mẹ, dâng lên Mẹ mái ấm nhỏ mà cả hai đang vun đắp từng ngày. Thật ra cảnh quan ở trung tâm vẫn vậy, không thay đổi gì nhiều chỉ là tâm trạng mình mỗi lần ghé có thể có thay đổi. Trong chuyến đi, chúng tôi còn lên đỉnh Tao Phùng. Tôi đã bước vào cuộc sống mới, hôn lễ được cử hành cách đây chưa đầy một tháng, những ngày này đối với tôi thật hạnh phúc và hành trình đến Bãi Dâu cùng vợ là kỷ niệm đẹp.

CÓ HẸN VỚI NÚI CÚI

Ông Nguyễn Văn Nhân (Gx Tân Lập, GP Phú Cường): Tôi may mắn có cơ hội đi nhiều trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ, từ nam ra bắc đã ghé gần hết rồi. Nhà tôi ở xứ Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, thi thoảng tôi dùng xe riêng chở các thành viên trong đại gia đình đi viếng Mẹ. Gần đây nhất, chúng tôi ra tận Quảng Bình, kết hợp hành hương và du lịch một lượt. Trong các điểm đã viếng, tôi ấn tượng mạnh với trung tâm Ðức Mẹ Giang Sơn, giáo phận Ban Mê Thuột. Ðồi Ðức Mẹ Giang Sơncách thành phố Buôn Ma Thuột 30km theo quốc lộ 27, đường đi Ðà Lạt. Trên đường đi, sẽ thấy cánh đồng lúa bao la, bát ngát. Tôi không ngờ vùng đất cao nguyên này lại có những cánh đồng lúa mênh mông đến thế. Trước khi rẽ lối lên đồi, khách hành hương cũng phải đối diện với một quần thể đá, mà một khối đá tảng lớn có đề: “Ðức Mẹ Giang Sơn”. Chúng tôi đi bộ lên đồi dưới hàng cây rợp bóng. Các thành viên lại rôm rả chuyện này, chuyện kia. Ðài kính Mẹ trông rất giản đơn, đặt vào không gian yên ắng, hoang sơ. Sự thanh tịnh ấy dễ làm người ta lắng lòng. Ðến nơi, gia đình tôi cùng cầu nguyện. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cuộc hành hương của mình sẽ vô nghĩa nếu như chỉ mang tính hình thức mà không cảm nghiệm được ơn ích thiêng liêng Mẹ cầu cùng Chúa chuyển cho mình. Sau mỗi chuyến đi, tôi luôn tự dặn phải nhìn lại cuộc đời và thay đổi điều gì đó, để lần sau đến viếng Mẹ, nói với Mẹ bản thân đã bỏ đi thói xấu này, xin Mẹ dạy thêm cho cách xin vâng như Mẹ. Ở bên Mẹ, tự nhiên thấy tâm hồn mình thanh thản đến lạ. Sắp tới, tôi dự định sẽ đi Núi Cúi, đây là nơi khá gần với gia đình vậy mà tôi vẫn chưa có dịp đến.

TRÁI TIM CỦA VÙNG

Chị Ngô Thị Cẩm Duyên (Gx Ðền thánh Giuse An Bình, GP Long Xuyên): Người ta bảo có đi đâu cũng không bằng quê nhà. Tôi đã đi viếng nhiều trung tâm hành hương, nhưng thú thật Ðài Ðức Mẹ Tân Hiệp đối với tôi vẫn là nơi chốn thân thuộc nhất. Ðài là trung tâm của vùng Cái Sắn, là nơi hành hương của địa phận Long Xuyên, nên ở đây các thánh lễ kính Mẹ diễn ra đều đặn. Nhà tôi gần đó, cách vài cây số nên có dịp tới lui để cầu nguyện. Cảnh vật yên bình, không gian thoáng đãng, mỗi lần đi ngang đài Ðức Mẹ, tôi thường đọc vài câu kinh dâng lên Mẹ lời tạ ơn. Tôi có cảm tưởng Ðức Mẹ đứng đó lặng im nhìn những biến đổi của con cái trong vùng, nghe những tâm tư mọi người gởi đến Mẹ và luôn yêu thương, chở che con mình.

LỜI HỨA

Anh Nguyễn Văn Phúc (Họ đạo Mặc Bắc, GP Vĩnh Long): Những ngày rảnh rỗi, tôi thích “phượt” một mình. Ðiểm đến có thể là một nơi du lịch, một trung tâm hành hương, tùy điều kiện và ý muốn lúc đó. Có lần, cách đây không lâu, tôi ghé đài Ðức Mẹ Suối An Bình ở giữa đèo Bảo Lộc. Vì chỉ một mình một xe băng trên con đường mấy trăm cây số, tôi có nhiều thời giờ để ngẫm suy về cuộc sống mình, chuyện tình cảm, công việc. Chạy ngang đài Mẹ, bất chợt, tôi tưởng như Mẹ đang đứng đó đợi mình vào trò chuyện, nói cho Mẹ nghe hết những vui buồn thực tại. Ðến Mẹ Suối An Bình, tôi thấy lòng mình an bình thật. Không gian yên ả, gần gũi. Tượng Ðức Mẹ sừng sững trên đài cao, chung quanh là vách núi có nhiều cây lớn tán lá sum xuê, với một dòng suối trắng xóa đổ xuống từ đỉnh núi. Ở đó, tôi đã cầu nguyện với Mẹ thật lâu. Và chắc chắn tôi sẽ ghé lại nơi đây trong thời gian sớm nhất để kể cho Mẹ nghe tôi đã thực hiện lời hứa ở lần gặp vừa rồi thế nào!

NIỀM VUI ÐẾN LINH ÐỊA

Chị Vũ Thị Liên (Gx Tương Nam, GP Bùi Chu): Những người con của giáo phận Bùi Chu dù ở bất cứ nơi nào dường như cũng đều một lần muốn về với tiểu Vương Cung Thánh đường Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội Phú Nhai.Ðây là trung tâm hành hương của cả giáo phận, ngày lễ kính 8.12 hằng năm được tổ chức rất lớn. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xãXuân Phương, huyệnXuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh, cách nhà tôi hiện tại không xa, vì thế mà các ngày đại lễ tôi thường sắp xếp thời gian để tới thật sớm. Nếu chẳng may đi muộn thì khó lòng mà vào trong nhà thờ vì thông thường vào các dịp hành hương, giáo dân quy tụ đông lắm. Ai nấy cũng sốt sắng đến dọn mình, xưng tội, lãnh các bí tích, đến viếng Mẹ. Những nóc chuông vút cao trên nền trời xanh thẳm, những mái vòm lộng lẫy, miền đất này là nơi ươm mầm hạt giống Tin Mừng để từ đó ran rộng khắp Việt Nam. Bởi thế, đặt chân đến linh địa là lòng tôi đủ thấy hạnh phúc.

VỀ NGUỒN

Bà Vũ Thị Nhung (Gx Tâm An, GP Xuân Lộc):Mỗi chuyến đi đến bên Mẹ tại các trung tâm hành hương như Tà Pao, Bãi Dâu... là một hành trình “về nguồn” đối với tôi. Khi được chứng kiến nhiều người thành kính nguyện cầu bên chân Mẹ, tôi cũng bị cảm nhiễm bởi bầu khí linh thiêng và dễ dàng hòa mình, nâng hồn lên cùng Chúa qua từng lời nguyện, câu kinh.Ðiều rõ ràng nhất tôi có thể nhận ra nơi tâm hồn mình khi hành hương là tôi được xoa dịu những lo âu, muộn phiền, được tiếp thêm niềm vui sống và được cảm nhận mạnh mẽ hơn tình Chúa yêu tôi.Từ đó, tôi cảm thấy hành trình của mình càng thêm ý nghĩa, thấy có thêm động lực để vượt qua khó khăn.

HÙNG LUÂN thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Quan trọng là thái độ
Quan trọng là thái độ
Một bạn nữ than thở khu trọ cô sống không có tình người. Theo lời kể, hôm đó, bạn này về nhà tầm 12 giờ đêm, cổng vào khu trọ có khóa vân tay, bạn thử vài lần không mở cửa được, nhắn tin nhờ vả vào nhóm chat zalo...
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Tạm xếp lại tập vở, nhiều gia đình cho con trẻ tham gia các bộ môn thể thao - giải trí kết hợp rèn luyện kỹ năng như leo núi, cắm trại trong rừng, chạy marathon…, đem lại những trải nghiệm hè không chỉ niềm vui mà còn có nhiều...
Cây nhà lá vườn thời nay
Cây nhà lá vườn thời nay
Cụm từ “cây nhà lá vườn” gắn với tình nghĩa người Nam Bộ trong giao đãi, vốn thân thuộc với mọi nhà. “Chị nhận cho chút quà mọn, cây nhà lá vườn thôi mà!” - khi tặng ai đó con gà con vịt, chục dừa tươi.
Quan trọng là thái độ
Quan trọng là thái độ
Một bạn nữ than thở khu trọ cô sống không có tình người. Theo lời kể, hôm đó, bạn này về nhà tầm 12 giờ đêm, cổng vào khu trọ có khóa vân tay, bạn thử vài lần không mở cửa được, nhắn tin nhờ vả vào nhóm chat zalo...
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Sôi động trải nghiệm hè cho trẻ
Tạm xếp lại tập vở, nhiều gia đình cho con trẻ tham gia các bộ môn thể thao - giải trí kết hợp rèn luyện kỹ năng như leo núi, cắm trại trong rừng, chạy marathon…, đem lại những trải nghiệm hè không chỉ niềm vui mà còn có nhiều...
Cây nhà lá vườn thời nay
Cây nhà lá vườn thời nay
Cụm từ “cây nhà lá vườn” gắn với tình nghĩa người Nam Bộ trong giao đãi, vốn thân thuộc với mọi nhà. “Chị nhận cho chút quà mọn, cây nhà lá vườn thôi mà!” - khi tặng ai đó con gà con vịt, chục dừa tươi.
Thương lá sâm vò
Thương lá sâm vò
Trời nắng nóng, cơ thể háo nước, miệng khô, môi bong lại thêm cảnh chạy xe ngoài đường đủ thứ nực nội mà nghe ai mời mua chén sương sâm thì khó mà lắc đầu. Sâm vò đã là món ăn dân dã giúp thanh nhiệt, giải khát quen thuộc...
Tên gọi các phường mới nhưng lại vốn quá thân quen (kỳ 6)
Tên gọi các phường mới nhưng lại vốn quá thân quen (kỳ 6)
Từ Phú Nhuận xuất phát từ câu “Phú nhuận ốc, đức nhuận thân”, tạm hiểu là “giàu có làm đẹp nhà cửa, đức độ làm đẹp bản thân”.
Một đêm cầu nguyện   
Một đêm cầu nguyện  
Đêm cầu nguyện đặc biệt với chủ đề “Hãy ôm con” đã được tổ chức tại giáo xứ Tân Định, TGP TPHCM vào đầu tháng 6.
Câu chuyện tuổi thơ không có giáo ðiều
Câu chuyện tuổi thơ không có giáo ðiều
Hơn mười năm trước, tôi chọn mua “Tôt-Tô-Chan, cô bé bên cửa sổ” chỉ vì dòng giới thiệu đầy cuốn hút: “Một cuốn sách bán chạy đến mức không thể tin được”.
Công giáo Việt Nam và văn hóa dân tộc
Công giáo Việt Nam và văn hóa dân tộc
Ngoài hai cách phân chia kể trên thì làng xã truyền thống còn tồn tại các phe, nhóm, phường, hội…, là những tổ chức quy tụ một bộ phận dân làng dựa trên các điểm chung về nền tảng kinh tế, nghề nghiệp, sở thích, cụm dân cư…
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Ðức tin Công giáo không chỉ là sự kế thừa hay lựa chọn ngẫu nhiên, mà là một hành trình đầy ân sủng, đôi khi bắt đầu từ những điều bình dị, qua những biến cố cuộc đời, hay thậm chí từ một câu Lời Chúa chạm đến tâm hồn.