Châu thổ Đồng Nai - Cửu Long:không gian đa văn hóa tạo sức sống

Phương Nam có sự bao dung đón nhận văn hóa của nhiều tộc người, trong đó văn hóa của người Việt đóng vai trò ch yếu, và lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ chánh.

Nguyễn Hữu Cảnh

1.

1a) Thế kỷ 17, 18, toàn vùng phương Nam chưa có một tên gọi chung, mà chỉ đặt định một số Trấn (鎮), Dinh (營), Đạo (道).v.v… Xin được gọi chung theo địa lý là “vùng Châu th Đồng Nai - Cu Long” (gốc gác là vùng Thủy Chân Lạp). Mãi đến gn cui thế k 18, năm 1779 mi có tên gi chung là “GIA ĐỊNH” thời Nguyễn vương, tức Nguyễn Phước Ánh, sau đó lại gọi là “NAM KỲ” rồi “NAM BỘ”...

Thời các chúa Nguyễn: đây là thời kỳ định cõi, xác lập chủ quyền của triều đình Đàng Trong (các chúa Nguyễn) đối với toàn bộ vùng châu thổ Đồng Nai - Cửu Long. Trong thời kỳ định cõi này, xuất hiện “người Minh hương”. Có thể kể đến tùy tùng, gia quyến của Dương Ngạn Địch - Trần Thượng Xuyên, và Mạc Cửu. Họ là người Hoa, theo phong trào “phản Thanh phục Minh” (chống đối nhà Thanh đương triều), lưu lạc đến Đàng Trong.

1b) Vì sao họ không cập bến ở Đàng Ngoài (về địa lý, vượt biển từ Trung Hoa đến Đàng Ngoài sẽ gần hơn)? Rất dễ hiểu, chúa Trịnh - vua Lê ở Đàng Ngoài có mối bang giao với nhà Thanh lúc bấy giờ, vua Lê còn được nhà Thanh ban phát cho cái danh “An Nam quốc vương”. Triều đình ngoài Bắc đâu thể đón nhận những người Hoa “phản Thanh”, ăn nói làm sao trước triều đình nhà Thanh? Nên đoàn lưu dân người Hoa mà xin tỵ nạn ở Đàng Ngoài ắt gặp bất trắc.

Còn chúa Nguyễn? Sẵn sàng, không e ngại!

Chẳng hạn, chúa Nguyễn - sau khi thông báo và được sự thuận tình từ phía vua Chân Lạp - đã cho phép Dương Ngạn Địch vào khai khẩn tại vùng đất “Mi Sor” (theo tiếng Khmer) mà người Việt gọi thành “Mỹ Tho”.

1c) Từng có người viết “chúa Nguyễn giao cho họ (người Hoa) chiếm cứ...”. Làm gì có “chiếm cứ” ở đây? Nên nhớ: đất Mi Sor (“Mỹ Tho”) lúc bấy giờ (năm 1679) về danh nghĩa vẫn thuộc chủ quyền của Chân Lạp, nên chúa Nguyễn sau khi có được sự thuận tình từ Chân Lạp đã cho phép Dương Ngạn Địch định cư (không phải “chiếm cứ”). Nửa thế kỷ sau, vào năm 1731, vùng đất Mi Sor, tức “Mỹ Tho”, được vua Chân Lạp chính thức trao cho chúa Nguyễn (chú ý: Chân Lạp không dâng Mỹ Tho cho Dương Ngạn Địch). Mỹ Tho thuộc về nước Nam là bi chúa Nguyn (còn Dương Ngn Địch đóng vai trò khai khẩn tại nơi này).

2.

2a) Châu thổ Đồng Nai - Cửu Long rộng lớn, do công trng ca lp lp lưu dân người Vit t min Trung vào Nam khn hoang, định cõi. Xin nhắc: lưu dân từ Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức - tức Thừa Thiên Huế, Qung Nam, Qung Ngãi) và xứ Nẫu (Bình Định, Phú Yên)..., tất cả đều thuộc Đàng Trong. Tài năng ca các chúa Nguyễn trong việc đưa hàng triệu lưu dân người Việt - bằng các chính sách khẩn hoang ưu đãi, tự do - đã làm nên một miền Nam thịnh vượng!

Có thể kể đến công trạng của một số vị: Nguyễn Hữu Cảnh (sinh quán Quảng Bình) được chúa Nguyn c vào làm kinh lược, xác lp ch quyn đầu tiên ti vùng Sài Gòn - Gia Định (1698). Nguyễn Cư Trinh (sinh quán Thừa Thiên - Huế), quan của triều đình chúa Nguyễn, là người hoàn tất việc xác lập chủ quyền toàn vùng miền Nam (1757). Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, và hàng loạt danh tướng nữa, đều là người Vit. Hàng triệu lưu dân Ngũ Quảng, xứ Nẫu vô Nam khẩn hoang định cõi, đều là người Vit.

2b) Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên là “phản Thanh phục Minh”. Người miền Nam biết rõ như vậy, biết họ mang thân phận lâm vào đường cùng, nên thương, không xua đuổi mà sn sàng giang tay đón nhn. Họ đồng lòng đồng sức với người Việt, cùng nhau dựng xây miền Nam thành nơi đáng sống.

Sự tiếp biến văn hóa, và bao dung nơi vùng châu thổ Đồng Nai - Cửu Long giúp cho lớp lớp hậu duệ người Minh hương, sau trăm năm, đều đã trở thành người Việt.

Trần Văn Thành

3.

Cần ghi chú tổng quan: “Thiên Địa hội”, được thành lập bên Trung Hoa vào năm 1660, với phương châm “phản Thanh phục Minh”. Những đợt lưu dân Minh hương đến Đàng Trong, hẳn nhiên, kéo theo những hoạt động của Thiên Địa hội... Năm 1911, sau cách mạng Tân Hợi, nhà Thanh sụp đổ, đương nhiên Thiên Địa hội không còn lý do để tồn tại (đâu còn nhà Thanh nữa mà chống, gọi là “phản Thanh”). Kể cả Nghĩa hòa đoàn, ở bên Tàu, với phương châm “phò Thanh diệt Dương” (phò nhà Thanh chống Tây). Đâu còn nhà Thanh, cũng đâu còn Tây cai trị từ năm 1911. Thiên Địa hội, Nghĩa hòa đoàn ở miền Nam cũng vậy, không còn tồn tại theo tôn chỉ ban đầu.

Chùa Tam Bửu, trụ sở đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, do Bổn sư Ngô Lợi thành lập

4.

Giữ vai trò chủ chốt, trong thời kỳ kháng Pháp, là NGƯỜI VIỆT. Kháng Pháp ở miền Nam giai đoạn đầu xuất hiện nhiều tổ chức rất đa dạng, với những hành trạng ly kỳ, hấp dẫn, tạo nên bản sắc độc đáo. Như anh hùng Nguyễn Trung Trực, được tôn làm “Thượng đẳng đại thần” trong đạo Bửu Sơn kỳ hương, đạo Phật giáo Hòa Hảo. Như quản cơ Trần Văn Thành với khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873) ở An Giang, là đệ tử của Phật thầy Tây An (đạo Bửu Sơn kỳ hương). Như Bổn sư Ngô Lợi (1831-1890), lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Khởi nghĩa chống Pháp ở Mỹ Tho, ở Tri Tôn (An Giang).v.v…

NGUYỄN CHƯƠNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Dù vậy, cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.