Chợ đêm làng đại học

Thiên đường mua sắm” là cụm từ mà sinh viên làng đại học Thủ Đức dí dỏm đùa khi nói về chợ được nhóm hằng đêm ở khu đất nằm phía trước trường Đại học Quốc tế. Kể từ khi có chợ đến nay, biết bao nhiêu thế hệ đã “rời làng”, nhưng cứ lâu lâu, sinh viên cũ ở khắp nơi trong Sài Gòn lại rủ nhau về lại đi chợ đêm.

Buổi tối là thời gian sinh viên làng đại học đến chợ đêm ăn uống vui chơi cùng bạn bè

“Mini” nhưng tiện nghi

Chừng 5 năm về trước, “chợ đêm làng đại học” là một dãy những gian hàng buôn bán quần áo, giày dép, phụ kiện, đồ ăn vặt... nằm san sát nhau, kéo dài từ con đường phía trước nhà điều hành trường Đại học Khoa học tự nhiên đến tận cổng trường Đại học Thể dục thể thao. Khu chợ ban đầu rất “ngẫu hứng”, người bán tùy chọn một chỗ và bày hàng ra bán cho sinh viên. Nhà điều hành của trường Khoa học tự nhiên có “địa thế” rất thuận lợi, có thể quan sát cả khu chợ bên dưới nên thu hút nhiều sinh viên ra ngồi hóng mát. Từ trên những bậc tam cấp nhìn xuống, sinh viên đôi khi thấy chợ đêm chỉ trong chốc lát bỗng biến thành “chợ chạy”. Thời gian sau, chợ dần dần dời vào khoảng đất trống đối diện. Đến khi khu đất này thành đường cho xe buýt chạy, chợ tiếp tục di dời. Cách đây khoảng một năm, chợ dời đến khu đất rộng phía trước trường Đại học Quốc tế và nhóm họp tại đó cho đến nay.

Giá cả các món hàng ở chợ vừa hợp túi tiền sinh viên

Chợ đêm hiện tại đã ổn định nơi chỗ và buôn bán có trật tự hơn. Hằng ngày, chợ họp từ khoảng 2h30 chiều đến 10h tối. Toàn bộ khu chợ có khoảng 500 gian hàng. Nhìn bao quát bên ngoài, có thể chia ra làm ba khu chính. Hai bên đầu chợ, một bên là khu bày bán đồ dùng, một bên là khu bán thức ăn. Ở giữa có các sạp nhỏ bày đầy trái cây các loại. Bước vào phía bên khu đồ dùng, người mua dễ có cảm giác bị lạc vào một mê cung bày đầy các vật phẩm từ quần áo, giày dép, túi xách đến các phụ kiện nhỏ xinh,... Đương nhiên, quần áo chiếm nhiều “đất” hơn cả. Vì bán cho sinh viên, nên giá cả cũng rất “sinh viên”. Mỗi một món hàng có giá khoảng từ 5.000đ – 150.000đ. Bạn Lê Thị Kim Ngân, một cựu sinh viên từng học tại làng hóm hỉnh: “Muốn vừa mặc đẹp vừa hợp túi tiền thì ra chợ đêm làng đại học là chuẩn. Jean đồng giá 80 ngàn, áo thun 35 ngàn, thế là trọn bộ mô – đen vừa phải”. Bên cạnh những gian hàng bán quần áo mới, dạo một vòng chợ, sẽ bắt gặp rất nhiều giá đỡ nhỏ móc đầy đồ si. Loại đồ này đều đã qua sử dụng nhưng được bán với giá khá cao, có khi còn hơn cả đồ mới. “Quần áo loại này phần nhiều có nguồn gốc từ các nước Nhật, Hàn... Mỗi mẫu chỉ có một nên thuộc dạng “hàng độc”, nhiều cái còn rất tốt nên dù đắt vẫn ‘hút’ nhiều sinh viên”, Huỳnh Thu Thúy, một người bán đồ si ở chợ giải thích. Các gian hàng nằm rất sát nhau chỉ chừa một lối đi bé vừa đủ hai người chen. Đến giờ cao điểm, đi lại vô cùng khó khăn. Thúy kể: “Chừng 7h – 9h là lúc sinh viên có thời gian đi dạo quanh chợ. Giờ đó chợ vui như hội. Mấy hôm gần lễ còn kinh khủng hơn, giống như cả làng có bao nhiêu sinh viên đều kéo ra chợ hết”.

Phía bên khu ăn uống cũng xôm tụ không kém. Tầm khoảng 2h30 chiều, một số hàng ăn đã dọn trước. Ở đây, có đa dạng từ các loại nước giải khát đến món “ăn no” lẫn “ăn chơi”, giá chỉ từ 5.000đ – 25.000đ. Do đối tượng phục vụ là sinh viên nên món ăn được gia giảm các loại nguyên liệu sao cho phù hợp với túi tiền của các bạn. Sinh viên làng đại học sống ở nhà trọ hoặc khu ký túc xá của trường. Ở nhà trọ, phần lớn sinh viên tự nấu ăn. Ở ký túc xá, đã có căn tin phục vụ. Khu ăn uống chợ đêm là nơi để các bạn tụ họp sau những giờ học tập căng thẳng. Bạn Nguyễn Bảo Anh, sinh viên tại làng chia sẻ: “Món mắc nhất chợ chắc là lẩu 50 ngàn. Tụi mình vẫn hay gọi vui với nhau là ‘lẩu 50 ngàn thần thánh’. Một cái lẩu có thể ăn được ba bốn người. Dù mắc hơn các món khác thật nhưng so với lẩu bình thường ở nơi khác là quá rẻ cho một cuộc vui chung”. Giá trái cây ở chợ đêm cũng khá rẻ so với một số nơi. Thay vì những chiếc xe chỉ chở chuyên một hai loại như dạo trước thì giờ đây trái cây được bày hẳn lên sạp với đủ loại, tạo thành một dãy hàng đẹp mắt.

Góc quần áo giá rẻ ở chợ

Thị trường lao động

Chủ của các gian hàng tại chợ đêm là những người sinh sống tại làng, một số khác đến từ quận Thủ Đức hoặc nội thành. Họ mua lại một lô ở chợ và mỗi tháng đóng 600.000đ. Ngoài ra, từng gian hàng còn phải chi trả tiền gởi xe hàng, tiền thuế chợ và tiền thuê mướn người phụ. Người bán ở chợ hầu như không chỉ sống bằng việc buôn bán ở chợ đêm làng đại học. Có người sáng làm công nhân, chiều bán chợ đêm. Lại có người buổi sáng bán ở chợ khác, chiều lại chạy về đây. Nhiều chủ sạp thuê sinh viên trong làng phụ bán.

Khu ăn uống với phong phú các món ăn

Sinh viên bán thuê ở chợ đêm phần nhiều học những năm đầu tại các trường thuộc khu vực làng hoặc một số trường gần đó như Đại học Nông Lâm, Đại học Ngân hàng,... Sinh viên nam và nữ được “thuê đồng giá”. Mỗi ngày cứ khoảng 3h – 4h chiều, nam đẩy những chiếc xe của chủ ra và dọn hàng. Sau khi dọn xong, các bạn được nghỉ cho đến tan chợ lại tiếp tục dọn vào. Nữ đứng bán từ chiều đến tối. Một buổi làm như vậy, mỗi bạn được 50.000đ tiền công. Sinh viên phục vụ các hàng ăn uống thì tiền công cao hơn vì phải bắt đầu làm việc từ lúc 2h30 chiều. Bạn Trần Thị Hồng Điệp, sinh viên năm nhất trường KHXH & NV tâm sự: “Mình làm suốt tuần, không nghỉ ngày nào. Tiền công không nhiều nhặn gì nhưng cũng san sẻ được phần nào nỗi lo của ba mẹ ở quê. Mấy năm đầu bài vở ít nhưng mình luôn có cảm giác một ngày 24 tiếng không đủ để xoay xở các công việc.

quần áo có giá bình dân phù hợp với sinh viên

Có khi ngày làm xong hết chuyện này đến chuyện kia quay qua đã quá nửa đêm. Nếu hỏi bây giờ mình thèm nhất cái gì thì mình có thể trả lời ngay là rất rất thèm ngủ!”. Đối với những bạn nữ, bán hàng có vẻ nhàn hạ nhưng đứng suốt mấy tiếng đồng hồ cũng rất mệt mỏi. “Cả ngày học ở trường, đến đêm thì đứng chợ. Nhiều khi mỏi lưng lắm nhưng có người tới mua mình phải mời chào. Nếu chủ bắt gặp mình lơ là, họ sẽ la mắng!”, bạn Nguyễn Thị Thủy, quê ở Thanh Hóa kể.

Nhiều sinh viên phụ việc tại chợ đêm để kiếm thêm tiền trang trải việc học hành, nhưng một số chỉ nhắm tích lũy kinh nghiệm và vốn sống. “Mình nhút nhát lắm nên xin vô bán ở chợ coi như tự thử thách, tập hoạt bát trong môi trường sinh viên gần gũi với mình trước”, Nguyễn Thị Mai Phương, sinh viên trường Nông Lâm thổ lộ.

Ở chợ còn có một số quầy quà lưu niệm, vòng đeo do sinh viên tự làm, tự bán. Với sự khéo léo sẵn có, những món đồ vui mắt xếp ngay ngắn bên nhau chỉ chiếm một góc nhỏ ở chợ nhưng cũng không kém phần thu hút.

Làng đại học có hàng ngàn sinh viên. Sau một ngày học tập, một số sinh viên tỏa về các nơi. Số ở trọ tại làng thường dạo chợ buổi tối theo từng nhóm tạo nên một khung cảnh tấp nập rất riêng của làng đại học Thủ Đức.

Thiên Lý

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.