Cho nhau niềm vui

Ở các nước phương Tây, Giáng Sinh không chỉ là một đại lễ Công giáo mà còn là dịp để mọi người thể hiện sự quan tâm qua những món quà. Tại Việt Nam, mùa Noel cũng ngày càng lan tỏa trong cộng đồng với nhiều hoạt động nhằm mang đến cho nhau niềm vui. Và niềm vui đó không hẳn là một món quà.

Một tờ báo lớn tại TPHCM từng kể câu chuyện có thật về một thanh niên trong xóm lao động nghèo, đêm Giáng Sinh nồng nặc mùi rượu, quăng chiếc xe đạp và một bó hoa hồng giữa nhà ngay sau khi về. Người mẹ lục tục dựng xe và dẹp bó hoa. Bà biết con trai đã hụt hẫng khi mang tặng cô bạn gái đóa hoa, trong khi cô ta chờ từ anh bạn trai nghèo một món quà quý giá hơn như chiếc áo hàng hiệu hay một cái nhẫn vàng…Và cô đã ném lại anh này bó hoa. Người ta không trách cô gái, chỉ trách chàng trai sao không mua thêm một bó hoa tặng mẹ?

Tặng quà, người ta thường nhớ đến bạn bè hay người yêu, ít ai nghĩ đến người thân bên cạnh như ông bà cha mẹ, người lớn trong nhà… Mùa Giáng Sinh, nhiều người mua hàng trăm phần quà đi xa tặng các bà cụ neo đơn. Điều này rất tốt. Thế nhưng người biết chuyện bật cười khi thấy họ nhớ những người nghèo xa lạ nhưng lại quên người bà, người dì, cậu, cô, bác… cô đơn trong nhà và cũng cần lắm sự quan tâm, dù chỉ là một cử chỉ nho nhỏ trong ngày Giáng Sinh.

Khi được hỏi thường làm gì để mang niềm vui cho người thân trong gia đình vào dịp Noel, chị Trần Minh Trúc (Q3, TPHCM) không ngần ngại nói, mình vẫn xem trong đại gia đình, để ý đến các chị em, chú bác… có hoàn cảnh khó khăn để gởi biếu họ món quà nhỏ như một bịch cà phê, một con gà mua từ siêu thị hoặc ổ bánh sinh nhật vừa phải.

Chị Phan Kim Phụng, sống tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) thì có món quà độc đáo dành cho ba mẹ tuổi ngoài 60 là một kỳ nghỉ Đà Lạt - Nha Trang. Tuy phải bỏ một số tiền hơi nhiều một chút, nhưng mang lại niềm vui cho ông bà. “Chuyến đi 6 ngày 5 đêm, tôi gọi đùa ba mẹ là đi ‘hấp hôn’ hoặc đi trăng mật lần hai. Dù la con phung phí tiền nhưng ông bà vẫn lấp lánh trong ánh mắt một niềm vui khó tả”, chị Phụng khoe.

Chẳng ai có thể phủ định những niềm vui đầy ắp trong tim mà không cần đến tiền bạc. Ông Tạ Quốc Cường, 40 tuổi (Q3) trải lòng: “Tôi làm nghề xây dựng, chiều về bạn bè thường rủ nhậu, dĩ nhiên là vợ không thích. Giờ hai con đã lớn và vào tiểu học rồi, chúng đã nhận thức được điều tốt xấu nên tôi hạn chế nhậu nhẹt. Mùa Noel năm ngoái, tôi về nhà lúc 5 giờ chiều, hoàn toàn tỉnh táo. Không ngờ vợ tôi nói đây là Giáng Sinh đẹp nhất, ý nghĩa nhất cô ấy có được từ lúc tôi vào nghề xây dựng”. Dành thời gian cho vợ con để có những giờ phút sum họp bên nhau trong mùa lễ, theo anh Cường, đó cũng là cách mang hạnh phúc tới người thân yêu.

Với những người trẻ thì sao? Cô bạn Nguyễn Hương Giang, 20 tuổi, đang học hội họa đã tỉ mỉ vẽ tặng bạn bè những cánh thiệp nhỏ rất dễ thương. Mỗi thiệp không giống nhau và như vậy người được tặng đều hãnh diện với “món quà” không có trong thị trường, chẳng “đụng hàng” với ai.

Em Nguyễn Thị Bích Ngọc, học sinh trường Marie Curie và Nguyễn Minh Tuấn, học sinh trường Lương Thế Vinh (TPHCM) cho biết, các em không phải là những học sinh xuất sắc, Giáng Sinh đến sau kỳ thi học kỳ I nên sẽ cố dành thời gian ôn tập tốt để các môn không bị dưới trung bình. Đó chính là món quà lớn nhất dành cho ba mẹ, như lời Bích Ngọc: “Đi thi làm bài được hay không đều thể hiện ra ngoài. Chỉ cần thấy em hớn hở vì làm được bài là ba mẹ vui lắm rồi”.

Có những món quà khi tặng, hai bên đều vui vẻ, vỡ òa trong hạnh phúc. Thế nhưng cũng có món rất đáng giá mà người nhận chẳng thích gì, thậm chí còn…từ chối. Cũng dễ hiểu khi ngày thường, nhiều người đối đãi với nhau không tốt, đến Noel, dù là mùa tha thứ, nhưng ít ai có đủ rộng lượng để bằng lòng với những món quà đắt tiền, những lời chúc có cánh mà quên đi những xúc phạm của người kia đối với mình.

Bà Trần Thị Hảo, 50 tuổi (Q5, TPHCM) kể, hai vợ chồng bà khá giả, nuôi luôn rể, cháu ngoại… Tuy nhiên, con rể không những không biết ơn, mà đôi lúc còn hỗn láo khi ba mẹ vợ khuyên nên có trách nhiệm với gia đình bằng việc tìm kiếm gì đó làm để đỡ đần cho vợ. Trong nhà không lúc nào yên ổn trước cảnh con gái bà chạy chợ sấp mặt trong khi con rể tưng tửng ra vô như ông chủ. Giáng Sinh, cô con gái dành dụm tiền mua chiếc nhẫn hột xoàn rồi đưa chồng để tặng mẹ. Song bà đã trả lại và nói: “Món quà lớn nhất các con dành cho ba mẹ chính là thái độ và cách sống trách nhiệm với bản thân và gia đình riêng của mình, chứ không phải viên kim cương mà vợ con đã phải nhịn ăn nhịn mặc để mua”.

Cũng tương tự, bà Phạm Thị Riêng, 54 tuổi (Gò Vấp, TPHCM) đã từ chối xấp vải lụa tơ tằm chính hiệu của con dâu tặng dù chỉ bằng mặt chứ chưa nói đến bằng lòng: “Tôi dứt khoát không nhận. Tôi sống thật với chính mình. Ngày thường con dâu vẫn nói hỗn với ba mẹ chồng, ngày lễ bày đặt tặng quà theo phong trào…”.

Dù cách này hay cách kia để thể hiện sự quan tâm đến nhau trong mùa Giáng Sinh, song niềm vui chỉ trọn vẹn khi có đủ đầy trái tim yêu thương của người trao tặng.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.