Chuyện cái tên

Tôi từng đọc mấy bài viết trên một tờ báo nọ về chuyện các mạnh thường quân có được đặt tên công trình phúc lợi xã hội cho cộng đồng mà họ tài trợ hay không, cùng tính pháp lý của việc đặt tên công trình... Vấn đề cũng gợi lên ít nhiều suy nghĩ.

Thông thường ở nước ta, tên các cầu đường hay công trình công cộng thường lấy trong “quỹ” danh nhân, anh hùng liệt sĩ và những người có công lớn đã mất, chuyện này hầu như đã định hình, miễn bàn.

Nhưng nhu cầu tinh thần của từng cá nhân muốn lưu danh gắn với việc làm tốt, hay ghi dấu ấn sự kiện... là có thực, cũng chính đáng và là tâm lý thường tình. Tôi thấy rất nhiều công trình chấp thuận cho gắn biển nhỏ ghi tên hết thảy người có đóng góp khiến công trình hoàn thành nhanh.

Song, gắn biển tên cầu đường dù quy mô nhỏ trong xóm ấp xa xôi là chuyện khác. Văn hóa từng làng xã ngàn xưa lưu dấu ấn tiền nhân, mỗi cái tên có điển tích sâu sắc mà muốn giải mã thấu đáo để thấy hồn vía, cần đến các bậc bô lão, người có học, kẻ sĩ... Thậm chí bây giờ, người nghiên cứu lại phải tra cứu công phu trong các khối tư liệu lưu trữ nhà nước, mệt nhoài - để xác tín.

Vùng quê tôi có những cái tên mà chỉ việc hiểu ý nghĩa, đã thẳm sâu vào hồn làng: Kinh Tú Tài Tập - ghi dấu người con nơi ấy đỗ tú tài đầu tiên. Cầu Đình - nơi có Đình Làng cổ xưa còn lưu Sắc phong của nhà vua… Hồn vía ấy không thể vin vào nhu cầu nào đó, vì cần tiền tài trợ hay vì công đức mạnh thường quân lớn quá, hay danh vị VIP của người ấy, mà “chuẩn phê” định dạng lại tên mới, cho dù chỉ một cây cầu nhỏ xíu. Thay tên cũ đã tồn tại trong hồn làng xã mấy trăm năm hay hơn, chuyện này lớn, không thể tùy tiện. Thời phong kiến Việt Nam xa xưa, tên - trong rất nhiều trường hợp - do vua ngự ban, cho thấy tầm quan trọng của những cái tên.

Với xu hướng bùng nổ sự “giải phóng” cá tính, sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân, chỉ cần bật đèn xanh: tự do hóa đặt tên công trình cho nhà tài trợ tùy nghi, tôi tin trong một đêm, vô số công trình phúc lợi xã hội sẽ có tài chính để khởi công, nhưng không thể, vì tên đã đặt không thể bỏ, đã gắn biển không thể thay... Mà không hiểu nhiều người có chú ý chuyện này không, trên đất nước ta, mỗi bước chân đều có tên được thời gian lưu giữ và cộng đồng nhiều đời chấp nhận tự nhiên: công trình ở chỗ cũ thì đương nhiên tên cũ, hay công trình mới ở chỗ đã có tên thì cũng đương nhiên mang tên ấy.

Trong văn hóa người Việt, cái tên linh thiêng lắm, quan yếu vô cùng, không thể tùy nghi.

HẰNG SINH

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.