Bạn nghĩ rằng bạn sẽ tự tin hơn khi lớn lên nếu mẹ bạn không chỉ trích bạn suốt ngày. Có lẽ bạn sẽ làm việc tốt hơn nếu mẹ bạn không bảo vệ bạn quá mức và bỏ qua mọi thứ cho bạn khi bạn còn nhỏ.
Đó là những lý do tại sao bạn hay khen con của bạn. Chúng có quá nhiều thứ để làm. Bạn đăng ký cho con đi bơi và cưỡi ngựa. Bạn khuyến khích chúng hát tại các buổi lễ gia đình, dù rằng chúng đang bị đau bụng. Bạn nghĩ rằng đó là một chút khó khăn, nhưng khi lớn lên chúng sẽ biết ơn vì điều đó. Trong tương lai, chúng sẽ tự tin và không sợ hãi.
![]() |
Nhưng đây cũng là một quan điểm hạn chế xuất phát từ một luận điểm sai lạc “Tôi không muốn giống mẹ của tôi”. Không muốn rập khuôn cha mẹ, không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lỗi khi làm cha mẹ hoặc con cái bạn sẽ tốt hơn khi trưởng thành. Đừng mong rằng bằng cách thay đổi toàn diện, bạn sẽ tránh được những sai lầm.
Đôi khi những việc bị hạn chế trong thời thơ ấu lại cho chúng ta sức mạnh sau này. Nếu cha mẹ tôi là người hoàn hảo thì có thể tôi sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với những người “đặc biệt”, tuổi thơ tôi sẽ tốt đẹp hơn, nhưng những khó khăn sẽ lại giúp tôi là chính tôi. Tôi là tôi, cũng giống như mẹ tôi là chính mình, và con cái tôi là chính chúng. Một thái độ như vậy sẽ giúp chúng ta thoải mái và cảm thấy dễ chịu hơn khi làm mẹ. Con bạn cũng sẽ có cả một danh sách những việc chúng không hài lòng, bất chấp chúng ta có khác mẹ của chúng ta thế nào trong cách giáo dục, và chúng ta muốn cho chúng những điều chúng ta không có.
Chúng ta có thể thử, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ là những bà mẹ hoàn hảo. Những đứa trẻ không cần một mẫu người đạo đức tuyệt đối, mà chúng cần một người từng trải, hiểu biết, biết thông cảm và hỗ trợ chúng.
Gần gũi với mẹ là điều quan trọng, nhưng không nên để mẹ thay đổi “khung giáo dục” mà bạn đang áp dụng với con của bạn. Ví dụ khi bạn thiết lập các giới hạn trong những tình huống hằng ngày, và sau đó, bà đến và thay đổi chúng. Bà cho phép con bạn vừa ăn trên ghế sofa vừa xem truyền hình, hoặc ném đá vào những con chim trong công viên. Những điều này trái với quy tắc bạn đã đề ra.
Hoặc đôi khi một đứa trẻ mới biết đi gặp những vấn đề khó chịu, và người mẹ thì chờ đợi chúng thể hiện thái độ, thì bà ngoại lại đến xoa dịu chúng. Khi người mẹ phản ứng với bà ngoại, thì bà lại giảng giải cho con gái mình - bà mẹ trẻ - nên làm những gì. Mâu thuẫn bắt đầu, và ngày càng căng thẳng. Bạn phải có can đảm để phản đối một cách khôn ngoan. Phản đối khôn ngoan có nghĩa là dù có bực bội, bạn cũng không thể hét lên, không kể lể chuyện quá khứ, và một điều chắc chắn là bạn không được nói bà ngoại của lũ trẻ “không biết gì”.
![]() |
Một số điểm cần lưu ý
- Một điều quan trọng cần nhớ là không nên cãi nhau về những chuyện hằng ngày vì sẽ luôn luôn có bất đồng.
- Chúng ta ít khi thẳng thắn nói với mẹ về những việc không hài lòng lúc còn nhỏ. Chúng ta có khuynh hướng chỉ trích mẹ, nhưng lại thường im lặng, không nói ra những điều khó chịu lúc thời thơ ấu.
- Bạn nên nói chuyện lại với mẹ khi bạn bình tĩnh, nhưng không phải trước mặt con cái. Đầu tiên nên cám ơn mẹ đã giúp đỡ trong việc chăm sóc cháu. Sau đó bạn cần đưa ra những nguyên tắc rõ ràng và rạch ròi giữa vai trò của người mẹ và người bà. Trao đổi với nhau về không gian và “quyền hạn” của mỗi người. Hãy lắng nghe và nhìn. Không như là một người mẹ và con gái, mà như là hai người phụ nữ không tự ý loại bỏ lời đề nghị của người kia, không phản ứng nóng vội.
- Những người bà cũng có mẹ. Họ cũng có những giới hạn riêng, và không phải cùng con gái xử lý những vấn đề của họ. Vì đó là nhiệm vụ của một người trưởng thành phải tự đối mặt với cảm xúc của họ.
- Có lẽ là các bà mẹ không nên nhìn lại thời thơ ấu của họ mà nên nhìn về phía trước với con cái họ. Chăm sóc chúng cẩn thận và dịu dàng, truyền đạt cho chúng kinh nghiệm trong những năm đầu đời. Các bà mẹ sinh ra chúng ta nhưng họ không quyết định được chúng ta là ai. Nếu chúng ta thiếu thốn về điều gì đó ở tuổi thơ, thì sự thiệt thòi đó không nhất thiết là một sai lầm để chúng ta mang theo suốt đời.
![]() |
- Cố gắng trở thành một bà mẹ đủ tốt, tạo được một nền tảng tốt cho con cái qua việc hỗ trợ và động viên chúng. Cần hiểu rằng chúng ta không phải là những người duy nhất trong cuộc sống của con cái. Chúng ra đời và tiếp xúc với những người khác, và chúng phải tự đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của chúng.
- Điều quan trọng nhất là phải trở thành một bà mẹ sáng suốt. Bạn là mẹ, và bạn có quyền và có trách nhiệm đưa ra những lựa chọn đối với con cái.
Minh Hùng
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.