Cùng con đi thiện nguyện

Xã hội càng phát triển, con trẻ càng được quan tâm bao bọc. Ðiều này khiến cuộc sống của trẻ không phải va chạm nhiều, dễ dẫn đến thói vô tâm, chủ yếu tập trung vào ý muốn và sở thích cá nhân. Thay vì gò ép con vào những bài học đạo đức trên tivi, sách báo, có những phụ huynh đã hướng dẫn con tham gia các hoạt động thiện nguyện, không chỉ để bé va chạm thực tế mà còn là bài học làm người rất hiệu quả, cho bé có được sự trân trọng và cảm thông với những gì mà mình đang có.

Đưa con đi thiện nguyện, gặp gỡ và chơi cùng các trẻ kém may mắn, các bậc phụ huynh giúp con dễ cảm thông hơn với những mảnh đời bất hạnh.

Chuyện trường học của trẻ luôn có những hoạt động thiện nguyện như thu gom sách cũ, quyên góp giúp đồng bào thiên tai, “kế hoạch nhỏ” cho bạn nghèo trong lớp... Có khi trường còn mạnh tay tổ chức các chuyến tham quan kết hợp với lao động công ích như thu gom rác tại bãi biển, phát cỏ ở công viên... Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng tán thành cho con tham gia những việc này, bởi với một số người, con mình là con cưng ở nhà, mấy việc lao động chân tay như thế sẽ ảnh hưởng đến trẻ, sẽ không tốt cho sức khỏe, mất thời gian...

Dù ở nhà, con trẻ có được bao bọc thế nào song đôi lúc, các bậc cha mẹ cũng nên cho phép con hòa đồng cùng các bạn trong những chương trình ý nghĩa như thế. Chút nắng, bụi có thể làm con mệt, nhưng sau chuyến đi, các trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và trải nghiệm những bài học đầy tính nhân văn mà ở nhà, ba mẹ không thể nào dạy được khi chỉ áp dụng từ sách vở. Nếu chưa từng gặp những hoàn cảnh như người khuyết tật, những đứa trẻ mồ côi thiếu ăn, thì nhiều bạn nhỏ hẳn gì biết trân quý những điều đang có trong cuộc sống hiện tại! Không chỉ những hoạt động ở trường, mà nếu có cơ hội, các bố các mẹ cũng hãy mạnh dạn cho con thử sức với những chuyến thiện nguyện khác.

Chia sẻ câu chuyện dạy con của mình, chị Ðào Thiên Ân (quận 8, TPHCM) cho biết, công ty thường tổ chức hiến máu nhân đạo và dịp cuối năm, ngoài việc chị đăng ký tham gia thì dẫn con theo cũng là cách cho bé học hỏi. Bé nhà chị không đủ tuổi để hiến máu nhưng có thể phụ việc hậu cần như rót nước trà đường, hoặc phát bánh, quà cho các cô chú khi hiến máu xong. Chị Ân cũng thường phân tích đường đi của những giọt máu mà mình đã hiến. Bé không chỉ thích mà còn phấn khích khi được biết những giọt máu ấy sẽ cứu được người. Sau những hoạt động thiện nguyện, chị Ân cũng thường trò chuyện và lắng nghe cảm nhận của con. Theo chị, điều này sẽ giúp con thấu hiểu được những giá trị của sự cho đi. “Nếu con bỏ ra 10 ngàn đồng góp sức thì có thể nấu được suất cơm từ thiện, tính ra chỉ bằng một lần bỏ ống heo ngắn hạn..., em trai con dư bao nhiêu cái áo ấm, mẹ con mình soạn tặng cho các bạn khó khăn hơn... Tội nghiệp mấy bạn ở trại trẻ mồ côi, bị bệnh mà không có tiền mua thuốc. Con nhớ mỗi lần con bị bệnh, mẹ nấu biết bao món ngon, nhưng con không ăn được...”, chị Ân vẫn thủ thỉ với con mình như thế.

Những chuyến đi thiện nguyện đã giúp các con anh Châu có được bài học quý giá về sự sẻ chia (trong ảnh: hai bé đập heo lấy tiền làm từ thiện)

Chị Nguyễn Thùy Dương (Q.Phú Nhuận, TPHCM) có một bé trai 6 tuổi nên rất cưng chiều. Ðiều này tạo cho bé sự ỷ lại và hay nóng tính, muốn gì là phải được ngay, không thì la toáng lên. Chị Dương quyết tâm cải thiện tính cách của con. Chị liên hệ với một nhóm thiện nguyện quen và đăng ký tham gia cùng con. Nhóm thường tổ chức đến các trại trẻ mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, quyên góp xây trường học, thư viện cho trẻ vùng cao... Ban đầu con chị còn ham chơi, lười nhác mỗi khi được nhờ giúp đỡ, nhưng sau đó thấy các em nhỏ cũng như các bạn cùng trang lứa có nhiều điểm khác biệt mình, bé gần như hiểu ra và nhanh chóng hòa mình với môi trường. Sau lần ấy, con trai luôn đặt hàng chục câu hỏi với mẹ: “Mẹ ơi, tại sao các em ấy lại ở đó?” “Tại sao các em không có ba mẹ?” “Tại sao các em không có phòng riêng?”… Sự giải thích của chị Dương đã giúp con phần nào hiểu được nỗi bất hạnh của người khác và biết mình là cậu bé may mắn vì được sống đầy đủ, trong gia đình đầy yêu thương. “Sau vài lần đưa con đi, bé bớt đành hanh hơn, không đòi hỏi ba mẹ phải làm cái này cái kia cho mình nữa. Tôi nghĩ mình đã tìm đúng cách”, chị nói.

Giúp con trẻ biết cách chia sẻ những may mắn của mình với những người kém may mắn khác có thể là bài học đầu đời quan trọng nhất mà cha mẹ cần dạy trẻ. Trường hợp của anh Nguyễn Văn Châu (Bến Tre) được xem là một câu chuyện thú vị. Là thành viên của nhóm thiện nguyện Lạc Hồng nên hầu như tháng nào, anh cũng cùng con trai tham gia đi làm từ thiện. Trong đợt bão số 9 ở miền Trung vừa qua, khi ngồi xem tivi cùng gia đình, 2 cậu con trai của anh đã thống nhất với nhau cùng đập heo để lấy tiền ủng hộ người dân khó khăn. “Khi thấy 2 con đập heo và đem toàn bộ số tiền gởi cho ba, nhờ mình chuyển cho các bạn miền Trung mà mình muốn rơi nước mắt. Với tôi, những chuyến thiện nguyện mà mình cho con đi cùng bây giờ đã thu hoạch được những bài học quý giá”, anh Châu kể.

Người xưa có câu “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” để nói về con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành. Thế nhưng, theo thời gian, do cách giáo dục, môi trường sống mà tính thiện ấy có thể thay đổi. Nhiều cha mẹ trong việc dạy con, đã nhận thức được việc khơi dậy tính thiện, lòng nhân ái, vị tha cho con từ khi còn nhỏ, để từ đó hướng trẻ đến những việc thiện lành trong đời sống, giúp con hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn, như trải nghiệm của một phụ huynh: “Khi dẫn con cùng đi làm thiện nguyện, nhất là đến những nơi có người đau bệnh hay thăm các cụ già neo đơn, tôi hay để con tham gia các hoạt động như nấu ăn, chăm sóc, trò chuyện với người bệnh để con tự cảm nhận cuộc sống và cái nhìn về cách cho đi, cách chia sẻ một cách tinh tế nhất...”.

VÕ HỒNG TUẤN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.