Để con đón trăng vui vầy

Khi lịch âm dịch chuyển dần sang tháng Tám, lệ thường, sự chú ý của mọi người trong gia đình sẽ dành hẳn về trẻ nhỏ, nhất là càng đến gần Tết Trung Thu. Năm nay, dù sống trong mùa Covid với những khó khăn nhất định, các bậc phụ huynh vẫn không quên giữ cho các con một mùa trăng tuổi thơ tròn vành.

Dù khó khăn, vẫn ưu tiên cho con

Người lớn dễ có tâm lý cho rằng năm nào cũng có Trung Thu, đến hẹn lại lên, vì thế một số hay có suy nghĩ không việc gì phải tổ chức ngày này cho hoành tráng. Tuy nhiên, một số người lại rất quan tâm vì nhớ lại thuở nhỏ của mình, vào gần ngày rằm tháng Tám, bản thân cũng háo hức để có chiếc đèn giấy, được đi rước trăng, nô đùa cùng chúng bạn, vui biết dường nào. Chị Nguyễn Thị Mai (Q.11, TPHCM) cho biết, khi nghe các con hỏi mẹ chuyện chơi Trung Thu năm nay sau khi xem chương trình quảng cáo bánh, chị đã lật đật ra cửa hàng gần nhà mua liền 4 cái bánh loại nhỏ, cho hai bé nhóc tỳ thưởng thức trước, gọi là lấy vị. Chị Mai cũng nói thêm rằng đã dùng số tiền mà con để dành, mua lồng đèn cho hai bé theo ý thích. Như bao người, bà mẹ 46 tuổi này, dù thu nhập năm nay không khá, phải tằn tiện lo cho hai con, song chị cũng muốn mang lại niềm vui cho con vào dịp Tết đoàn viên này.

Cũng trong khu nhà với chị Mai, gia đình anh Viên Quang Minh (35 tuổi) có một cô con gái nhỏ vừa vào lớp Một. Nửa tháng trước ngày Trung Thu, anh chị Minh đã sắm cho con chiếc đèn lồng con cá chép. Bé háo hức lắm, tay cầm đèn, đi tung tăng trong ngoài. “Mới vô lớp Một, nghe bé nói được chọn tham gia đội văn nghệ của lớp để mừng Trung Thu. Ba bốn hôm nay đi học về, ngày nào nó cũng bắt mẹ mở nhạc cho múa. Nhìn bé năng động, hoạt bát, tôi cũng thấy vui”, anh Minh khoe. Theo người cha trẻ này thì dù chưa tới rằm tháng Tám nhưng gia đình đã chuẩn bị quà sẵn. Mẹ bé vốn khéo tay nên sẽ tự làm bánh cho con. Gần tới lễ, anh sẽ chở con đi chơi rồi mua thêm bộ quần áo mới để bé đi sinh hoạt với các bạn. Năm nay, dẫu buôn bán có bị chậm lại do dịch Covid nhưng anh chị vẫn cố hết sức có thể để con được vui trong mùa rằm. Còn mẹ bé, chị Thúy Diễm thì cho hay, bản thân vốn thích nấu ăn, làm các loại bánh nên việc tự tay làm bánh Trung Thu cho gia đình không quá khó. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế không dồi dào, chuyện làm bánh tại nhà có thể tiết kiệm được một khoản, mà lại đảm bảo an toàn.

Hơn cả cái bánh hay chiếc lồng đèn...

Trung Thu, ban đầu là Tết của người lớn, để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, uống trà và ngắm trăng rằm giữa tiết thu mát mẻ. Dần dần, ngày này có xu hướng trở thành Tết để thiếu nhi phá cỗ, dự phần. Ðó là một nét đẹp trong văn hóa Á Ðông. Ngày nay, Trung Thu cũng là dịp để gia đình hội tụ, quây quần sinh hoạt. Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống đổi mới hơn, người ta dễ bỏ quên những tập tục cũ. Anh Nguyễn Văn Trung, (35 tuổi, Cần Thơ) kể, năm nay, khi chuẩn bị cho các con mua đèn lồng, quần áo và cả trà bánh để sẵn trong nhà, anh chợt bồi hồi về quá khứ. Trong trí nhớ của anh, ngày nhỏ, Trung Thu thiệt đơn sơ, làm gì có đèn kiểu nọ kiểu kia, điện tử như bây giờ: “Chúng tôi xúm xít ở xóm đạo, được tổ chức ca hát, rước đèn. Chị nào lớn lớn thì đóng vai chị Hằng. Cả đám nối nhau đi đón rồi về khoảng sân nhà thờ chơi. Cha làm cho cái đèn bằng giấy. Có năm thì bằng lon sữa bò, đốt đèn cầy bên trong. Chơi chút xíu, qua mùa thì cất, để dành cho năm sau. Lớn lên trong thiếu thốn, giờ đây khi có con cái, tôi cũng muốn dành cho chúng những điều tốt đẹp nhưng luôn nhắc nhở con phải sống tiết kiệm, phải trân trọng những gì đang có”. Mỗi năm, anh đều căn dặn con mình chơi đèn cẩn thận, không được hoang phí. Anh nhắc về tuổi thơ của mình cho các con nghe để biết quý trọng hiện tại. Khi nghe cô chủ nhiệm của bé thông báo, trong lớp phát động chương trình gây quỹ giúp các bạn nhỏ ở nơi xa đón Trung Thu, anh đã bảo con tự tiết kiệm tiền để đóng góp ngay.

Mấy ngày liền gần Trung Thu, chị Mai cùng chồng thay phiên chở hai bé đi đến công viên hoặc nhà thờ để con chơi đùa. Chị nói, mấy khi có dịp như thế nên để con giao lưu, làm quen với các bạn cho dạn dĩ hơn. Dù không đi đạo nhưng sống gần nhà thờ Tân Phước nên chị hay chở các con tới đây. Các bé cũng rất thích thú vì bầu khí nơi này đông vui mà cũng rộng thoáng, mát mẻ. Với người mẹ này, dù trong ngày có mệt nhọc thế nào nhưng cũng phải cố dành giờ cho các con. Chị cảm thấy hài lòng vì các bé khá tự tin khi ra bên ngoài chơi đùa, học hỏi cùng các bạn và ngoan ngoãn, biết tìm tòi chịu khó. “Hôm trước, tôi chỉ nói cho các con nghe sơ sơ là khi tới Trung Thu, phải biết sự tích chú Cuội, cây đa…, chưa kịp kể cho con nghe, vậy mà đứa lớn đã tìm ở đâu không hay rồi kể lại cho mẹ. Tôi thật sự bất ngờ!”, bà mẹ hai con tiết lộ.

Với nhiều ông bố, bà mẹ khác có lẽ cũng thế. Trong những năm tháng tuổi nhỏ của con, việc chuẩn bị cho bé một mùa trăng trọn vẹn có thể sẽ làm họ thêm mệt nhọc, song, chẳng phải vì thế mà để con cái mất đi tuổi thơ với ngày hội ý nghĩa.

Đăng Khoa

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Biến máy bay thành nhà
Biến máy bay thành nhà
Wasilla, thành phố ở miền trung nam bang Alaska (Mỹ), là quê hương của gấu, những vùng hồ tuyệt đẹp và các ngọn núi cao ngất, cũng như một trường dạy lái máy bay đang nhanh chóng trở thành xứ sở thần tiên trong lĩnh vực hàng không tư nhân,...