Ði tìm nguyên nhân những sự việc…

Năm 2019 mới đi qua được 3/4 thời gian, nhưng dư luận lại thêm một dịp ồn ào nữa về việc thầy cô bạo hành học sinh nhỏ tuổi, sau rất nhiều vụ từ đầu năm đến giờ. Lần này là ở lớp 2/11 trường tiểu học Phan Chu Trinh, Quận Tân Phú, TPHCM.

Tuy các vụ việc xảy ra rải rác khắp nước, nhưng kịch bản mỗi lần gần như là giống nhau : giáo viên có hành vi đánh đập, thóa mạ, thậm chí là hành hung học trò, bị camera ghi lại và phụ huynh phát hiện; hoặc các vết tích để lại trên thân thể trẻ nhỏ tố cáo những hành vi dùng vũ lực. Sau từng sự cố đáng tiếc, báo chí thường tập trung khai thác, đưa tin các chứng cớ sai phạm; cộng đồng thì lên án, bức xúc trước những hành động phản giáo dục, thậm chí là vi phạm pháp luật. Cuối cùng là người trong cuộc làm kiểm điểm, xin lỗi, đình chỉ công tác có thời hạn, họa hoằn lắm mới có trường hợp bị đuổi việc…. Rồi thôi! Thật sự là chúng ta ít thấy có sự nghiên cứu thấu đáo hay một cuộc khảo sát đến nơi đến chốn các nguyên nhân, nhằm phòng ngừa từ xa, hay hạn chế tận gốc rễ hiện tượng có thể để lại nhiều hệ quả trong giáo dục và quá trình hình thành nhân cách của con trẻ, đang có vẻ như ngày càng phổ biến này.

Kết quả hình ảnh cho thay co bao hanh

Bạo hành trẻ, đặc biệt là với trẻ mầm non hay tiểu học, lứa tuổi mới chập chững quá trình tiếp cận và khám phá thế giới, dù được thanh minh bằng bất kỳ lý do nào, kể cả nại rằng trẻ biếng nhác, vô lễ, cứng đầu…, đều không thể chấp nhận. Bởi lẽ, có non nớt, có vụng về, có chưa vào nề nếp từ cách đi, kiểu nói… thì chúng mới được cho đến trường để các thầy cô uốn nắn, dạy dỗ. Ðổ cho chiều ngược lại để bao biện cho những cách làm phản sư phạm, những vụ việc đánh trẻ là rất không nên, vì nghề giáo thường được khuyến cáo một khi đã chọn cần có ý thức “thay đổi bản thân”, nhất là trong những tình huống phải giáo dục học sinh có cá tính đặc biệt thì càng phải rèn luyện thêm tính nhẫn nại và cái tâm chân thành với nghề. Vì thế nên Sư phạm mới là một trong ba ngành mà hầu hết các nước trên thế giới rất chú ý rèn dũa, sàng lọc kỹ về đạo đức nghề nghiệp, cùng với ngành Y khoa và ngành Luật. Có phải do chúng ta đang thiếu mảng này nên mới có những chuyện đau lòng xảy ra trong nhà trường như đang nói tới ?

Có một thực tế là hiện nay giáo viên được đào tạo nhiều về kỹ năng sư phạm hoặc chuyên môn, nhưng giá trị đạo đức nghề nghiệp không được liên tục đề cập để các thầy cô tương lai nhập tâm, ý thức. Hay nói cách khác, giá trị đạo đức của người thầy đã không được tôn vinh nhiều và đủ để nhắc nhớ họ. Và vì giáo viên chỉ dạy bài vở là chủ yếu, không được huấn luyện các kỹ năng xã hội nên đã không có phương án, cách ứng phó với khủng hoảng trong nghề. Do đó, khi đối diện với những trường hợp khó trong giáo dục, một số đã không biết kiềm chế, từ đó bộc phát việc đối đầu, dùng bạo lực với học trò. Có người còn cảm thấy hành vi bạo hành của mình là chính đáng, và vô tư nói mình bị học sinh khiêu khích. Họ cũng thường trá hình bạo hành như một hình thức kỷ luật thích đáng cho hành vi “khó chấp nhận” - theo họ - của đứa trẻ. Vậy là tự thân đánh mất thiên chức “làm thầy”.

Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân nữa là các thầy cô sử dụng bạo lực với học trò thường là người không có phương pháp, không giáo dục được lòng nhân ái cho học trò, bản thân cũng không có tình cảm và lòng nhân ái với trẻ. Họ rất khó để tham gia công việc giáo dục một cách đúng nghĩa. Vì chăng, dù năng lực yếu, không đủ khả năng giải quyết các sự cố trong sư phạm, nhưng nếu có tình thương với học sinh mình thì cũng sẽ không nỡ hành hạ chúng khi phật ý. Chỉ những người không có đủ tình thương và lòng kiên trì mới sẵn sàng ra tay khi bức xúc. Vậy là có chuyện…

Hy vọng ngành giáo dục sẽ có những bổ sung trong đào tạo, gạn lọc khi chọn “người trồng người”, ngõ hầu tránh ở mức thấp nhất những tình huống bạo hành đáng tiếc trong nhà trường, một cách căn cơ, thay vì xử lý từng sự vụ riêng lẻ, để rồi cứ tiếp tục xảy ra.

Công giáo Dân tộc

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.