Ðọc báo giữa thời Covid

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 làm ngưng trệ nhiều điều và cũng khiến nhiều thói quen buộc phải thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Theo dõi tin bài giữa thời mà những cụm từ “phong tỏa”, “giãn cách”, “hạn chế đi lại”…với người dân càng trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Tuy vậy thì dù chuyện đọc báo trở thành “cơm bữa” những ngày này đối với mỗi người lại dậy lên những suy nghĩ khác nhau về chuyện đọc gì, đọc ra sao…

TIN TỨC TỪ CÁC XỨ ÐẠO

Bà Vũ Thị Nhung (Ðồng Nai): Ðược cháu gái tặng máy tính bảng, vợ chồng chúng tôi vẫn có thể cập nhật các tin tức nhà đạo khắp đó đây trong thời gian hạn chế di chuyển, ở nhà tránh dịch. Tôi quan tâm các thông tin sinh hoạt đạo đức từ Tòa Thánh, TGP TPHCM và giáo phận Xuân Lộc. Không thể tham dự thánh lễ, sinh hoạt cộng đồng như trước, thì theo dõi tin tức là cách giúp tôi không cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống. Không chỉ thế, cũng nhờ đọc tin nhà đạo thường xuyên mà tôi có thể hiệp ý cùng mọi người dâng kinh, cầu nguyện, làm các việc đạo đức để cùng với cộng đoàn tín hữu toàn cầu nguyện xin ơn bình an và cứu giúp nhân loại thoát cơn khốn khó vì đại dịch hoành hành. Tuy tôi đã sử dụng máy tính bảng thuần thục để truy cập internet và đọc được nhiều nguồn tin hơn, nhưng tôi vẫn muốn được cầm trên tay tờ báo giấy và chậm rãi đọc hiểu từng câu chữ trong đó. Tháng qua, vì giãn cách, phòng ngừa dịch bệnh, báo CGvDT ngưng phát hành, nên đọc trên máy là một giải pháp với tôi. Mong sao dịch bệnh mau qua để mọi sinh hoạt được quay lại nhịp ổn định như trước.

THÊM KIẾN THỨC CHĂM SÓC GIA ÐÌNH

Chị Hà Phương Chi (Tuy Hòa - Phú Yên): Vào diện phải đi cách ly tập trung, thời gian đọc báo, đọc sách là thứ mà tôi cảm thấy mình đang có nhiều nhất lúc này. Mỗi ngày tôi dành mấy tiếng đồng hồ để đọc các báo. Ở trong này không có báo giấy hay sách nên chỉ có thể đọc trên điện thoại. Tôi chỉ chú ý đến các số liệu về ca mắc mới. Thời gian còn lại tôi chọn đọc nhiều nhất là các mục về gia đình. Chuyên mục gia đình thật ra rất đa dạng kiểu bài nên ngoài câu chuyện tình huống, tâm sự,…tôi có thể đào sâu hơn những bài viết về kỹ năng, tâm lý chăm sóc con nhỏ. Mấy chị em trong phòng cũng giống tôi, nên khi có những câu chuyện hay về gia đình, chúng tôi cũng mang ra nói chuyện thêm. Nhân thời gian cách ly, tôi cũng lận lưng được khá nhiều công thức nấu ăn ngon trên các báo hay cách chăm sóc nhà cửa, không gian sống tốt hơn. Chắc chắn tôi sẽ áp dụng khi được về nhà.

LAN TỎA ÐIỀU TÍCH CỰC

Chị Nguyễn Thảo Thanh (Q.Tân Bình): Hơn tháng nay khi theo dõi tin tức, tôi cảm nhận là các tin về tệ nạn xã hội, cướp bóc, bạo hành,.. ít hẳn đi. Con số cập nhật về dịch bệnh ngày nào cũng tăng, nhưng lòng tốt và sự tử tế của xã hội cũng tăng. Nếu hỏi tôi thích đọc gì nhất lúc này, tôi có thể trả lời rất nhanh là những tin về sự giúp đỡ, san sẻ gánh nặng cho nhau của trong những ngày dịch bệnh. Tôi cũng thích những hình ảnh đẹp về nghĩa cử hy sinh, tinh thần trách nhiệm của những người tham gia công tác phòng chống dịch. Năng lượng tích cực có lẽ rất cần ở thời điểm này. Ngoài ra tin bài và hình ảnh gia đình quây quần bên nhau trong những ngày giãn cách cũng là điều tôi chú ý, vì gợi mở một chốn quay về.

TÌM NHỮNG ÐIỀU GIÚP MÌNH VUI HƠN

Anh Võ Thanh Nguyên (TP.Vinh - Nghệ An): Mấy tuần nay tiệm tóc của tôi buộc đóng cửa vì giãn cách xã hội. Ngoài việc nhà, tôi còn nhiều thời gian coi báo, đọc tin. Tin về dịch bệnh Covid thì đương nhiên phải xem vì nơi tôi ở cũng thuộc vùng dịch. Nhưng, tôi đọc nhiều nhất những bài mang tính chất giải trí, vui để giúp tâm trạng tốt hơn. Vì vậy gặp những bài viết mang tính chất công kích, những chuyện không vui tôi sẽ bỏ qua. Rất lâu rồi không được đi du lịch cho nên tôi cũng xem và đọc thêm khá nhiều bài viết khám phá du lịch đó đây. Tôi nhận ra có nhiều bài viết hay, hình ảnh rất đẹp về thiên nhiên, cảnh quan ở nước mình. Chắc chắn hết dịch tôi sẽ làm một chuyến vì ở nhà cũng lâu quá rồi.

GIỮ TÂM THẾ CÂN BẰNG

Chị Trần Hồ Tường Vi (Q. Tân Bình): Vì liên quan đến công việc nên tôi thường theo dõi các tin về bất động sản. Tuy nhiên, những tin tức về Covid như thành phố mỗi ngày có bao nhiêu ca, trưa bao nhiêu ca, rồi tối bao nhiêu ca, có bao nhiêu người tử vong, quận nào nhiều người dương tính, công ty nào có nhân viên nhiễm covid,... thì được mẹ tôi cập nhật mỗi ngày. Nếu chọn đọc tin thì tôi vẫn thích đọc nội dung giải trí, kinh tế trong nước và thế giới. Với những tin tức trên báo online, tôi có phần thích hơn vì bên dưới có phần bình luận nên tôi có thể biết thêm nhiều mặt của vấn đề. Có những tranh cãi ở đó nhưng giúp mình thêm thông tin và biết mọi người quan tâm điều gì.

TIN NÓNG TIN NHANH

Chị Nguyễn Thị Thủy (Bình Dương): Thời buổi dịch bệnh, không mua được báo giấy vì nhiều sạp báo đã ngưng hoạt động, nên tôi đọc báo mạng là chính. Báo mạng trở nên tiện lợi ở thời điểm cần lắm tin nhanh về diễn biến dịch bệnh, về các thông báo, các chủ trương xã hội, các chỉ thị…. Ðọc để theo dõi tin tức, biết cách chủ động phòng dịch cho mình và người thân. Thú thực từ lúc tỉnh nhà có các ca lây nhiễm, phải phong tỏa nhiều nơi, tôi cũng như người nhà chỉ chăm chăm vào tin dịch bệnh.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.