Ba người cùng đi

Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. 三人行, 必有我師焉.

Ba người cùng đi, ắt có một người là thầy ta. (Luận Ngữ 7:22)

Chiều Chúa nhật hôm ấy, những tầng mây đẹp trên cao và không khí mùa xuân thơm ngan ngát lẽ ra đã khiến cho hầu hết bộ hành thêm hăng hái rảo bước rời khỏi thành Giêrusalem. Nhưng trên lộ trình đi Emmau hai lữ khách này bắt đầu chau mày nhìn con đường mòn, cố gắng sai khiến những bàn chân nặng như chì leo dốc lên đồi, rồi từ đó họ sẽ thả dốc xuôi xuống miền Giuđê.

Cơlêôpát và bạn đồng hành đang ôn lại những biến cố hồi cuối tuần mà đỉnh điểm là Thầy họ đã bị đóng đinh trên cây thập giá lem luốc, thân hình bất động, xanh xao. Thế rồi một cuộc an táng vội vàng, và não nề tuyệt vọng.

Nghe tiếng chân đi lạo xạo phía sau lưng, Cơlêôpát bèn ngoái đầu nhìn. Một lữ khách đang nhanh chân leo dốc, cơ hồ muốn nhập bọn với hai ông. Ðã nghe loáng thoáng hai ông trao đổi, nên khi bắt kịp cả hai, lữ khách hỏi:

“Các ông đang nói chuyện gì thế?”

Cơlêôpát dừng chân. Ông hỏi:

“Hổm rày ông ở đâu nhỉ? Mọi người trong thành Giêrusalem đang xôn xao về ông Giêsu xứ Nadarét”.

Ông kể lại sự kích động của dân chúng, kể về vụ bắt Thầy và đóng đinh, về mấy chị phụ nữ phát hiện xác Thầy bị lấy trộm và về các thiên thần hiện ra nơi hầm mộ. Cơlêôpát thổ lộ:

“Chúng tôi đã hy vọng Thầy là Ðấng Mêsia, nhưng giờ đây…”

Lời lẽ ông trôi tuột đi theo nỗi đau sầu trong khi ông tiếp tục cất bước.

Họ đang ở trên đỉnh đồi, và khi con đường bắt đầu chuồi xuống thấp, khách lữ hành đột ngột cất tiếng hỏi cách lạ lùng:

“Hai ông há chẳng biết trong Sách Thánh nói gì ư?”

Cơlêôpát chỉ nhún vai, hai bàn tay ra dấu như muốn nói: “Chúng tôi không biết”.

Thế là suốt mấy dặm đường kế tiếp lữ khách bắt đầu nói, nhẫn nại giải thích từng đoạn Sách Thánh dạy về những khổ hình mà Ðức Kitô, Ðấng Mêsia, sẽ phải gánh chịu. Thế rồi người ấy giải thích về sự vinh quang của Ðấng Mêsia sắp xảy đến.

Cơlêôpát và bạn ông bước đi trong nỗi kinh ngạc. Ðúng là họ từng nghe Sách Thánh, nhưng bấy lâu nay chẳng hiểu chi, thì bây giờ bỗng nhiên sáng tỏ, dễ hiểu. Họ rảo bước. Con tim đập dồn, nhưng họ chẳng để tâm chú ý.

Những dặm đường xa dường như thâu ngắn lại. Thế rồi đột ngột, vừa vòng theo một khúc quanh thì hiện ra ngôi làng Emmau của họ. Tới nhà rồi. Lữ khách cảm ơn họ vì đã cùng đồng hành, và quay lại lối cũ, nhưng họ không muốn để ông rời đi. Ðâu có ai mang cho họ nhiều hy vọng như thế, giúp họ thông suốt Sách Thánh được như vậy.

Cơlêôpát lên tiếng:

“Ông không nán lại qua đêm ư? Sẽ chóng sụp tối thôi. Ông hãy nán lại. Xin mời ông”.

Lữ khách bằng lòng nán lại. Khi họ ngả người thoải mái trên những chiếc ghế quanh bàn ăn, Cơlêôpát trao cho lữ khách một ổ bánh mì tròn mới nướng:

“Xin ông ban cho chúng tôi vinh dự được ông chúc phúc tối nay”.

Lữ khách nâng ổ bánh mì lên và lặp lại lời cầu nguyện quen thuộc trong bữa ăn của người Do Thái:

“Lạy Ðức Chúa Trời, Vua của cõi hoàn vũ, Ðấng làm ra bánh mì từ đất”.

Và sau đó ông bắt đầu bẻ bánh mì, lần lượt trao mỗi người một miếng. Cơlêôpát nín thở. Ðôi mắt ông bắt gặp ánh mắt lữ khách. Bỗng dưng, trong tíc tắc, ông bừng ngộ. Ai mà biết vì sao, nhưng ông thì biết. Chúa đấy mà! Ông thoáng thấy phảng phất nụ cười trên gương mặt lữ khách, và rồi Ðức Giêsu biến mất.

Tất cả những gì họ có thể làm được là nhìn nhau trân trối một lúc, kinh ngạc sững sờ.

Rồi Cơlêôpát nhảy dựng lên:

“Ðúng rồi! Mấy chị phụ nữ nói đúng. Thầy Giêsu còn sống! Thầy đã phục sinh!”.

Thức ăn thức uống của họ nằm yên trên bàn, không ai động tới. Cả hai người đàn ông tông cửa phóng ra ngoài, chạy vụt đi. Lát sau, khi họ dừng chân, bạn đồng hành của Cơlêôpát nói:

“Thảo nào con tim chúng ta bừng cháy trong lòng ta suốt thời gian người ấy trò chuyện với chúng ta dọc đường”.

Họ thôi không chạy nữa, bước đi, rồi lại chạy tiếp gần hết con đường còn lại dẫn ngược về thành phố.

Cơlêôpát dộng cửa căn phòng bên trên:

“Chúng tôi đã gặp Thầy! Chúng tôi đã gặp Ðức Giêsu!”.

Phê-rô mạnh tay mở toang cửa ra. Nhưng Cơlêôpát không thể kiềm chế bản thân, cứ xông vào. Thế rồi câu chuyện của họ tuôn ra dồn dập. Cơlêôpát kết luận:

“Thầy còn sống! Lúc người ấy bẻ bánh mì chia cho chúng tôi, hoàn toàn bất ngờ, chúng tôi bừng ngộ rằng đó là Thầy”.

Nguyên tác: A Companion Along the Way (theo Luca 24,13-35)

Người viết: Ralph F. Wilson (tiến sĩ thần học, Mỹ)

Người dịch: Huệ Khải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Chữ và nghĩa: Tấc lòng tấc dạ
Không những nói “tấm lòng”, người Việt còn nói “tấc lòng”. Đây là lối nói văn vẻ, thường thấy trong văn học.
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Câu chuyện liên tôn: Đạo Chúa có ảnh hưởng tới đạo Cao Đài không?
Học giả nước ngoài quen gọi đạo Cao Đài là “syncretic religion” tức là “tôn giáo dung hợp” mà trong đó họ thấy yếu tố chủ đạo không gì khác hơn Tam Giáo. Chính yếu tố chủ đạo của Tam Giáo dường như che khuất yếu tố rất riêng của...
Chuyện cũ kể lại:  GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Chuyện cũ kể lại: GIỮA HAI MIỆNG CỌP
Trong lúc đi qua cánh đồng, anh chàng kia thình lình nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng một con cọp từ xa. Sợ hãi, anh liền vắt giò lên cổ chạy trối chết. Con cọp đuổi theo tức thì. Chẳng mấy chốc anh phải vội dừng chân vì trước mặt...
Món quà cuối năm
Món quà cuối năm
Tiễn bạn ra về, tôi trở vào nhà với tập sách bìa carton, thiết kế trang nhã. Rọc lớp màng co bao ngoài, lần giở từng tờ giấy couché matt 64 gsm trắng láng, ngắm nhanh một số trong rất nhiều tranh minh họa, tôi nghĩ tới tấm lòng của...
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Chuyện cũ mùa Giáng Sinh: LÁ THƯ TỪ MẶT TRĂNG
Nhà văn Samuel Langhorne Clemens (1835-1910), bút danh Mark Twain, có bốn người con. Ngoài bé trai đầu lòng là Langdon chết vì bệnh bạch hầu lúc mười chín tháng tuổi, ông có thêm ba cô con gái là Susie (1872-1896), Clara (1874-1962), và Jean (1880-1909).

Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Chuyện cũ kể lại: NGỌC BÍCH BIỆN HÒA
Bộ tiểu thuyết Ðông Chu Liệt Quốc Chí danh tiếng của Phùng Mộng Long (1574-1646) gồm một trăm lẻ tám hồi (tức chương). Hồi Thứ Chín Mươi chép sự tích viên ngọc quý của Biện Hòa.
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
GÃ KHỔNG LỒ ÍCH KỶ
Từ gã khổng lồ ích kỷ, hắn đã trở thành người nhân ái, vị tha, để cuối cùng được thánh hóa... Truyện ngắn Gã Khổng Lồ Ích Kỷ chính là câu chuyện về tình thương thánh hóa con người.
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
NƠI NÀO THƯƠNG YÊU THÌ CÓ THẦY
Truyện ngắn của Tolstoy nhắc tôi nhớ lời Chúa (Gio-an 15:9-17): Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em. Và tôi cũng nhớ tới lời Đức Chí Tôn: Sự thương yêu là chìa khóa mở tam thập lục thiên, cực lạc thế giới và Bạch...
NHƯ HOA NỞ MUỘN
NHƯ HOA NỞ MUỘN
Lấy cảm hứng từ đoạn Phúc Âm Gioan 20,19-29, họa sĩ Ý Caravaggio (1571 - 1610) vào khoảng năm 1601 - 1602 đã vẽ bức tranh Tính Đa Nghi Của Thánh Tôma (The Incredulity of Saint Thomas), sơn dầu trên bố. Nhờ ngài Tôma đa nghi mà chúng ta có...