Giúp nhau bằng sự ủi an...

Sự cảm thông, chia sẻ và tình yêu của mỗi người dành cho người thân quen của mình đang gặp đau khổ, phiền muộn, là liều thuốc hóa giải những vết thương trong tâm hồn họ…

Người đang tận cùng đau khổ, gặp những lời an ủi đúng lúc, như được tiếp sức mạnh, có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn. Một trong những đau khổ người ta thường gặp là “khổ vì yêu”, như câu chuyện của anh Lê Văn T, 40 tuổi, là công nhân một nhà máy dệt ở Tân Bình - TPHCM. Anh kể, hơn 20 năm trước, khi còn là học sinh, anh yêu cô bạn học cùng lớp. Cô nàng rất đẹp và cũng rất kiêu kỳ. Anh vốn học giỏi nên cô hay lợi dụng nhờ chép bài vở, làm bài ở nhà dùm cô và cùng cô ôn thi tốt nghiệp. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, anh bị “đá”. Buồn, chàng thanh niên tập tành hút thuốc, uống rượu… cho quên tình đời. Không bao lâu sau, một cô bạn hiền lành xuất hiện, hay kể cho anh nghe những hoàn cảnh khó khăn ở quê, sự nỗ lực của nhiều người để vượt qua nghịch cảnh... Anh thấy nguôi ngoai, thấy sự phiền muộn trong tình yêu của mình nhỏ nhoi quá so với nỗi khốn khó của bao người... Bình tâm lại, anh trúng tuyển vào một trường nghề rồi tốt nghiệp, có việc làm tại một xưởng dệt. Anh bảo: “Nhờ những câu chuyện sẻ chia đúng lúc của cô bạn mà tôi như mở mắt ra thấy một chân trời khác, thấy cuộc sống không phải chỉ để chết cho một mối tình...”. Cô bạn hiền lành và anh T vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong sáng, cùng chia sẻ vui buồn cho đến khi cả hai đều có “đối tượng” và lập gia đình. “Tôi thành gia thất sau cô bạn vài năm và cả hai gia đình chúng tôi rất thân thiết dù tôi ở Sài Gòn, cô ấy sống tại Long Khánh, Ðồng Nai. Người ngoài không biết, cứ nghĩ chúng tôi là họ hàng với nhau”, anh T cho hay.

Anh Mai Hoàng Tuấn, 44 tuổi, một nhân viên kỹ thuật ngành điện (Q.1, TPHCM) thì từng có nỗi buồn thi hỏng một thời. Anh bảo, mình từng là một học sinh giỏi, vậy mà khi thi đại học, lại thiếu nửa điểm để vào được trường Bách khoa. Trong lúc anh ngồi trong phòng nhìn ra ngoài hẻm chán chường, thì chợt thấy bàn tay ấm áp của ba nắm tay mình và cái quàng vai của mẹ. Ba mẹ bảo Tuấn xuống nhà ăn cơm. Anh nhớ hoài lời của ba: “Không vào được đại học thì học cao đẳng nghề. Miễn sao sau này có việc làm nuôi thân là được. Nhưng nếu con muốn học thêm một năm để thi lại thì ba sẵn sàng. Con đã cố gắng hết sức rồi…Không có gì phải buồn khi thất bại này chỉ là khởi đầu. Con tập vượt qua để đối mặt với những thất bại trong cuộc đời, sau này mới biết tận hưởng hạnh phúc của sự thành công...”. Cũng nhờ ba mẹ động viên, Tuấn vui vẻ học cao đẳng kỹ thuật mặc cho bạn bè xì xầm sau lưng. Sau khi tốt nghiệp, anh xin vào công ty, được tạo điều kiện nâng cao tay nghề chuyên môn. Hôm nay, anh an phận với một mức lương kha khá và có một gia đình hạnh phúc mà chẳng cần đến mảnh bằng đại học.

Những lời khuyên chân tình, tích cực cũng giúp một người thêm niềm hy vọng giữa lúc tưởng chừng buông xuôi. Ðó là trường hợp bà Trần Thị Nang, 67 tuổi (Cao Lãnh, Ðồng Tháp). Cách nay 15 năm, trong lần khám sức khỏe, các bác sĩ phát hiện bà bị ung thư vú. Vừa nghe tin này, bà tuyệt vọng lắm, chỉ muốn quyên sinh. Thế nhưng, ở nhờ nhà người bà con tại Sài Gòn trong thời gian đầu chuẩn bị hóa trị, người này đã ủi an theo cách cho bà thấy quy luật tự nhiên “sinh, lão, bệnh, tử”, luôn khuyến khích bà cứ yên tâm điều trị, sống lạc quan. Nếu cuộc sống kéo dài trong mạnh khỏe thì tốt. Còn không, hãy nghĩ đó là một chuyến đi sang một thế giới khác. Có buồn phiền, khóc lóc bệnh cũng chẳng tự nhiên hết mà phải điều trị tích cực. Còn sống thì vui cùng con cháu, có chết cũng trong vòng tay yêu thương của con cháu và còn gặp chồng, người thân bên kia thế giới. Vì vậy chẳng có gì phải bi quan cả... Bà Nang sống tích cực hơn theo tinh thần này, nỗi buồn lo cũng vơi đi nhiều. Bà tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sống từ đó đến nay.

Khi đại dịch Covid-19 ập đến, nhiều người chao đảo, chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, 35 tuổi, tạm trú tại một phòng trọ thuộc quận Tân Bình - TPHCM, cũng nằm trong số này. Chị cho biết, trước đó là nhân viên trong một nhà hàng lớn gần chợ Bến Thành, đặc biệt chỉ chủ yếu phục vụ khách nước ngoài. Khi xảy ra dịch bệnh, từ lương trên 10 triệu đồng, chị được thông báo cho nghỉ hưởng 70% trong tháng đầu, tháng sau là 50% lương, đến tháng thứ 3 chỉ 30% lương rồi nghỉ hẳn. Phải lo cho hai con đi học, chị muốn ngã quỵ. Người chủ nhà thông cảm, chỉ lấy tiền điện nước và còn động viên chị bình tĩnh tìm việc khác để tiếp tục sống. “Nhờ chị chủ nhà trọ an ủi, giới thiệu tôi một việc làm tạm thời, tuy không sướng như trước dịch với việc lương cao, nhưng cũng giúp tôi gồng gánh qua ngày, đến hôm nay cũng tạm ổn. Tôi không quên ngày thông báo nghỉ dài hạn không lương, tôi khóc nức nở. Chị chủ nhà ôm vai tôi bảo rằng bầu trời chưa sập xuống đâu. Hãy cứ làm bất cứ việc gì lương thiện, ắt sẽ vượt qua khó khăn như câu nói ‘khi cánh cửa chính đóng, tất sẽ có cánh cửa phụ cho ta’...”, chị Hồng bồi hồi kể.

Cuộc sống phải đầy sóng gió, tổn thương, thử thách…nhưng một lời an ủi đúng lúc, một cái ôm, một cái nắm tay ấm áp…sẽ giúp một trái tim, một tâm hồn đầy u buồn, chán nản, tìm thấy ánh sáng và niềm vui sống. Vì thế, mỗi chúng ta hãy cho nhau niềm vui từ sự quan tâm giản dị nhất để thấy đời đáng sống!

Sơn Hạ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.