Hình ảnh trái tim

Câu châm ngôn của Sillo nói rằng “Tha thứ một kẻ thù, bạn sẽ có thêm một người bạn mới”. Tha thứ thuộc về cõi tâm, còn “người bạn mới” lại là một hiện thực. Chúng ta biết làm sao đây, khi cõi tâm và hiện thực là một khoảng cách quá lớn trong đời một con người? Vậy hãy trông cậy ở trái tim, bởi trái tim có ngôn ngữ riêng của nó. Một nhịp đập nhỏ bé, nhưng là trung tâm của vũ trụ bao la. Hình ảnh của trái tim là hình ảnh của sự cảm thông, chia sẻ, gắn bó và yêu thương tha thiết…

Lần đầu tiên hiến máu, tôi nhận được kỷ niệm hình trái tim. Thoạt nghĩ, trái tim được hình tượng hóa cho những cống hiến của con người, vì tính nhân đạo. Vậy thì mỗi con người đều có một trái tim, nhưng là để cho hình ảnh của trái tim trao nhau trái tim mà vẫn còn đó. Một trái tim rộng lớn, thoát khỏi những vị kỷ nhỏ nhen, mà bao lâu nay vẫn bị che kín bởi bức tường phân biệt. Cũng là để cho cõi tâm kia, chạm vào hiện thực sinh động, chạm vào cái cảm giác run lên, mỗi lần ta trao cho người, hay nhận của người niềm tin cuộc sống...

Khi bỏ vào chiếc lon trống một đồng xu, ta nhận được ánh mắt hình trái tim của em bé mồ côi. Dắt một bà lão qua đường giữa thành phố náo nhiệt xe cộ, ta nhận được cái nắm tay run rẩy hình nhịp tim. Trao cho nạn nhân chất độc màu da cam một gói quà, ta nhận được niềm cảm động sâu xa từ những trái tim không hề dị dạng. Giúp cho đồng bào lũ lụt một thùng mì, một tấm áo, ta nhận được sự mủi lòng của tiếng cám ơn hình trái tim. Ðó là tất cả những gì ta có thể làm được, nhưng còn nhỏ bé quá. Thật ra trái tim chúng ta rộng lớn hơn nhiều.

Khi vẫn còn những người đói ăn, thì những hộp cơm từ thiện của nhóm này nhóm kia, giáo xứ đó, chùa đây... cũng mang hình trái tim. Trong đại dịch Covid-19, nhất là khi cả xã hội giãn cách, ta bắt gặp nhiều trái tim của những tổ chức, cá nhân từ thiện với những sáng kiến giúp người nghèo như ATM gạo, cửa hàng không đồng, cơm miễn phí...

Có biết bao trái tim quanh ta, hằng ngày vẫn rung lên những nhịp đập yêu thương. Có người dành cả tài sản của mình, để nuôi và chăm sóc các cụ già bệnh tật bị bỏ rơi, không có nơi nương tựa; có người sẵn lòng cho thận một người không quen biết để người đó được cứu sống; hay có người âm thầm “tiếp sức” cho các học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ học hành...

Ðó là gì, nếu không phải là ngôn ngữ chân thật, là thông điệp của trái tim làm cho cuộc sống tràn nở những nụ cười hạnh phúc?

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Trưa 3.10.2024, Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bế mạc sau ba phiên làm việc tốt đẹp.
Kỳ quan “bất đắc dĩ” ở Turkmenistan
Kỳ quan “bất đắc dĩ” ở Turkmenistan
Một tai nạn trong ngành công nghiệp trước đây đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến quốc gia Trung Á.
Nên chăng dời giờ lễ sáng muộn hơn ở các xứ đạo thành thị?
Nên chăng dời giờ lễ sáng muộn hơn ở các xứ đạo thành thị?
Lễ sớm, thường diễn ra từ khoảng 4 giờ 30 đến 5 giờ mỗi sáng. Khung giờ này vẫn còn khá phổ biến ở các xứ đạo thành thị. Việc dâng lễ vào khoảng thời gian này tại các thành phố liệu có thu hút được đông người tham dự? 
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Bế mạc Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII
Trưa 3.10.2024, Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bế mạc sau ba phiên làm việc tốt đẹp.
Kỳ quan “bất đắc dĩ” ở Turkmenistan
Kỳ quan “bất đắc dĩ” ở Turkmenistan
Một tai nạn trong ngành công nghiệp trước đây đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến quốc gia Trung Á.
Nên chăng dời giờ lễ sáng muộn hơn ở các xứ đạo thành thị?
Nên chăng dời giờ lễ sáng muộn hơn ở các xứ đạo thành thị?
Lễ sớm, thường diễn ra từ khoảng 4 giờ 30 đến 5 giờ mỗi sáng. Khung giờ này vẫn còn khá phổ biến ở các xứ đạo thành thị. Việc dâng lễ vào khoảng thời gian này tại các thành phố liệu có thu hút được đông người tham dự? 
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...