Học giáo lý cùng con

“Để con trẻ am hiểu rõ về giáo lý, Thánh Kinh, ngoài việc học ở nhà thờ, phụ huynh cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn, vì đối với người Công giáo, đây là môn học cần thiết để nâng cao kiến thức đạo và đời sống đức tin” - Nhiều giáo lý viên đang giảng dạy tại một số giáo xứ khi được hỏi về tầm quan trọng của gia đình trong việc học giáo lý của con, đã có cùng nhận xét này.

Dẫu rằng ở mỗi cộng đoàn, chuyện trang bị kiến thức nền tảng về đạo cho con trẻ là điều rất được chú trọng, song các bậc cha mẹ, những người đi trước, là ngọn đèn đức tin luôn có vai trò nhất định. Chị Nguyễn Thị Thu Lan, giáo lý viên (GLV) hơn 10 năm tại xứ Hạnh Thông Tây (TGP.TPHCM) cho biết, hiện nay thiếu nhi không mấy mặn mà việc học giáo lý là điều rất phổ biến. Đa số đều dành thời gian cho các môn học ở trường, ngoại ngữ hoặc phát triển năng khiếu. Làm sao để các em say mê giáo lý là một bài toán khó. Do vậy, sự đồng hành của phụ huynh càng đóng vai trò quan trọng. Tại các giáo xứ vùng ven, điều kiện sinh hoạt của các gia đình khó khăn, nên vấn đề giáo lý của con trẻ đa phần phó thác vào GLV và xứ đạo. Thực tế, những người tham gia dạy giáo lý, hay đội ngũ huynh trưởng, bạn trẻ gắn bó với thiếu nhi ở những vùng xa cũng khẳng định rất cần sự hỗ trợ của các phụ huynh để việc học của trẻ được hiệu quả hơn, như lời anh Trần Đăng Khoa, sinh hoạt trong nhóm bạn trẻ xứ Thới Thạnh và giáo điểm Thới Long Xuân (GP Cần Thơ):“Ở vùng xa xôi, do hoàn cảnh còn nhiều bất tiện, cha mẹ vất vả mưu sinh nên nhiều khi không đưa đón con em đi học giáo lý hay cũng không quan tâm sâu sát việc học của trẻ, vì thế đòi hỏi chính các em phải có tinh thần tự giác cao. Nhưng nói chung, để thúc đẩy các em, cần lắm sự cộng tác từ phía gia đình”.

Trong sinh hoạt của các gia đình Công giáo, những thói quen nhà đạo được duy trì đã tạo thành một nếp sống đẹp. Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, giáo xứ Thăng Long (TGP.TPHCM), kể về truyền thống của gia đình trong những ngày chuẩn bị cho con lãnh nhận bí tích Hòa Giải: “Thường khi học giáo lý xưng tội và rước lễ lần đầu, giáo lý viên đều có tập nghi thức cho các em trong những ngày cận lễ. Nhà tôi lại có truyền thống xem bàn thờ giữa nhà như tòa cáo giải, để con đến tự tập luyện cho nhuần nhuyễn. Không biết tập tục này có từ bao giờ, hồi tôi cũng vậy rồi sau này đến con, các cháu. Không cần có người giải tội thật sự mà cho trẻ tưởng tượng và xưng tội, như một cách giúp dạn dĩ hơn”. Để giúp con nắm vững ý niệm về tội, tránh xưng tội cách lan man, chị Dung còn ghi rõ ra các gợi ý xét mình trong một tờ giấy trắng cho con tham khảo. Theo chị, làm như vậy sẽ giúp bé nhà mình dễ nhớ và điều đáng chú ý là nội dung tờ giấy thường đề cập những lỗi mà con phạm hằng ngày với Chúa, với cha mẹ... mà đôi khi bé vô tình mắc phải hoặc không nhớ. “Lúc đó mình nhắc lại để con hồi tưởng”, chị nói.

Kết thúc chặng đường giáo lý khai tâm của con được xem là dịp đặc biệt đối với các gia đình. Thông thường, những ngày này tại nhiều giáo xứ sẽ mở ra cuộc “đại hội phụ huynh”. Trong buổi gặp gỡ đó, cha mẹ, người quản nhiệm lớp và cha xứ sẽ cùng trao đổi những vấn đề liên quan đến ngày lễ ý nghĩa của bọn trẻ. Từ việc chọn trang phục, dọn mình xưng tội với con, đến các phần phụ như liên hoan, vui chơi được bàn bạc cẩn thận.

Khi các em bước vào giai đoạn chuẩn bị cho bí tích Thêm Sức, phần đông đã ý thức sự cần thiết của việc học giáo lý. Dù vậy, gia đình cũng nên giúp con trẻ tập trung hơn, bởi trước mắt các em là một thế giới bao la, có nhiều thứ dễ chú ý hơn là chuyện kinh kệ, giáo lý vốn có phần “khô cứng”. Câu chuyện sẻ chia bài học giáo lý với các cháu của ông Phan Minh Nhiên, giáo dân xứ Lái Thiêu (GP Phú Cường) mang nhiều nét thú vị. Năm nay 72 tuổi, niềm vui lớn lao của ông là phút cười đùa với con cháu và đố vui Thánh Kinh. Thay vì dạy nội dung giáo lý mà các cháu đang học, ông lại bổ trợ kiến thức cho chúng bằng những câu hỏi sinh động trong Kinh Thánh. Phần thưởng cho những câu hỏi khó là những món quà nhỏ, đồ dùng học tập. Từ Cựu Ước đến Tân Ước đều được ông dùng và thông qua những câu hỏi - đáp để giảng dạy các cháu. “Mình hỏi dễ thôi mà bọn nhỏ nhớ lâu, vì cắt nghĩa nhiều cho chúng nghe, kể chuyện trong các sách hoặc bắt chúng tự tìm kiếm để trả lời”.

Không riêng gì ông Nhiên, nhiều cụ ông, cụ bà trong các gia đình cũng hay giáo dục đức tin cho con cháu bằng những cách tương tự, như kể chuyện, hát các bài về Mẹ Maria, thánh Giuse. Bà Nguyễn Thị Mười ở Tân Bình - TPHCM lại có thói quen hay giảng giải Lời Chúa trong ngày lễ Chúa nhật cho các cháu nghe. Bà cũng dành thời gian dự lễ thiếu nhi để thôi thúc việc học giáo lý, đọc kinh của các cháu. Và, không ít lần, hàng xóm bắt gặp hình ảnh cụ bà lưng còng, tóc bạc ngồi cạnh đứa cháu nhỏ, từ tốn tô màu tranh các thánh.

Khi cùng con cháu học giáo lý, phụ huynh không những giúp trẻ an tâm hơn vì có người đồng hành mà không khí gia đình cũng trở nên ấm cúng hơn bởi hơi thở nhà đạo qua những bài học giáo lý đã lan tỏa.

ANH NGUYÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.