Khi cha dành thời gian cho con

Trong vai trò trụ cột kinh tế cho gia đình, nhiều người cha đã phải bôn ba, tất bật với công việc. Họ đã phải thu xếp thế nào để gần gũi con cái với quỹ thời gian hạn hẹp của mình?

Những ai từng là giáo viên sẽ không xa lạ gì các trường hợp con cái phạm lỗi, phụ huynh được mời vào trường làm việc. Và câu mà giáo viên chủ nhiệm và cả ban giám hiệu luôn nghe từ những bậc cha mẹ, đặc biệt là người cha là “Tôi bận quá, đầu tắt mặt tối làm việc, không có thời gian lo cho con!”. Trong một số phiên tòa xét xử thanh thiếu niên phạm tội cướp giật, đua xe, án mạng..., câu nói “Tôi bận quá, không có giờ quan tâm đến con...”, cũng không xa lạ.

Nhưng trong số nhiều người cha bận rộn, cũng có không ít người khi được hỏi làm thế nào để thu xếp thời gian chăm sóc con cái, đã không ngần ngại bảo: “Có gì đâu, khi mình muốn là được!”. Ông Nguyễn Văn Tuấn, 46 tuổi, có con trai đang học trường Marie Curie (Q.3, TPHCM) chia sẻ: “Tôi làm việc trong bộ phận kinh doanh của một cơ quan thuộc Sở Công nghiệp, đi làm cả ngày, có hôm tối mới về đến nhà. Tôi dặn con trai đặt tập vở hôm nay học lên bàn. Và soạn tập vở ngày mai để trong cặp. Về nhà dù mệt thế mấy, mình cũng mở tập nó học xem hôm nay cu cậu viết bài thế nào và tập ngày mai xem con chuẩn bị bài vở ra sao dựa vào thời khóa biểu…”. Nhờ vậy mà con trai ông trong suốt những năm từ tiểu học đến cấp 3 chưa từng để thầy cô phiền lòng bất cứ chuyện gì trong học hành.

Có những người cha dặn giáo viên: “Cháu học hành thế nào, thuộc bài hay không, điểm yếu của cháu là gì…cứ ghi vào tập, tôi sẽ kiểm tra, uốn nắn lại”. Gặp những phụ huynh như thế, giáo viên thở phào như có ai chia sẻ gánh nặng. Cô Nguyễn Thanh Trúc, 32 tuổi, giáo viên Anh Văn tăng cường bậc tiểu học, thường kể: “Với những người cha quan tâm con cái, tôi chỉ cần ghi vào tập ‘Hôm nay bé chưa thuộc bài’, ‘Bé còn lo ra trong giờ học’..., qua ngày hôm sau là thấy học sinh đó thuộc bài và tiến bộ rõ rệt”. Thùy Vân, học sinh lớp 1 trường Tiểu học Kỳ Ðồng (Q.3) là một trong số những bé có ba như vậy. Ba của Vân làm việc cho một cửa hàng kinh doanh vật tư xây dựng ở Tân Bình, dù khá bận rộn nhưng mỗi tối, anh đều mở tập con gái ra xem thầy cô có yêu cầu gì không. Nếu con không thuộc bài, anh sẽ giúp bé học. Giáo viên ghi “cháu thiếu bút viết”, anh lập tức mua ngay cho con. “Mình cùng học chung với con, nó sẽ mau chóng hiểu bài và thuộc bài hơn là để con tự “đánh vật” với bài vở. Ðứa trẻ nào lại không lo ra lúc học hành...”, người cha 35 tuổi giãi bày.

Những người cha như thế sẽ dễ dàng biết ngay tính tình và sức học của con. Một khi “học cùng con”, họ cũng sẽ “chơi cùng con” để cha con cũng “xả xì trét” sau giờ học và giờ làm việc căng thẳng. Ông Phạm Ðức Minh, 40 tuổi (ngụ Q.1, TPHCM) kể, hồi con còn nhỏ, ông là tài xế xe taxi, đi đến chiều tối mới về. Ở nhà, con trai vẫn chờ ông về cùng chơi máy bay. Khi hai cha con chơi cùng nhau, có lúc ông nằm trên giường và đặt con trên chân của mình, nâng lên hạ xuống. Một động tác đơn giản nhưng cũng mang cho thằng bé những tiếng cười hạnh phúc. Khi con lớn, ông bắt đầu chạy Uber và sau là Grab nhờ có vốn mua lại xe để tự làm chủ lấy mình. Con trai lớn không còn chơi máy bay nữa mà bước vào thế giới trò chơi điện tử. Ông luôn từ chối những cuốc xe qua 7 giờ tối, vì xác định đó là giờ dành cho gia đình. Sau khi kiểm tra bài vở của con và biết con đã hoàn thành xong các bài tập trên lớp, ông cho phép con trai chơi game và thậm chí chơi cùng con. Ông nói, chơi chung như vậy sẽ kiểm soát được con chơi loại gì và hướng dẫn để con không chơi những trò bạo lực, phản cảm hay chơi quá sa đà.

Có những người cha tận dụng những ngày cuối tuần để gần gũi con như ông Trần Văn Ân, 42 tuổi, là cha của hai cậu con trai đang học tại trường THCS Lê Lợi (Q.3). Là chủ một quán phở nhỏ, trước đây ông bán liên tục suốt tuần, từ khi hai con lên cấp hai, ông thu xếp để thứ bảy và Chúa nhật vẫn có một khoảng thời gian nghỉ ngơi và gần gũi con. Theo lời ông thì: “Tôi bán chủ yếu cho người đi làm và học sinh ăn sáng đi học nên thứ bảy và Chúa nhật, chỉ bán lai rai ít thôi rồi đóng cửa sớm. Quán của nhà mà nên mình có thể chủ động thời gian!”. Với người cha này, những giờ phút vui vẻ cùng con ôn bài, đi xem phim, đi ăn uống, du lịch..., có thể biết được suy nghĩ, cảm xúc, cả những ước mơ của con, như thế sẽ dễ dàng hướng dẫn con hơn trong cuộc sống.

Là người cha, trụ cột gia đình, nhiều người tất bật cho công việc là thế, nhưng họ vẫn tận dụng những khoảnh khắc hiếm hoi trong ngày, trong tuần để dành cho con. Họ biết có những thứ không phải có tiền là mua được. Chỉ tình yêu thương thật sự và trách nhiệm mới có được mà thôi.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.