Khi cha mẹ trở thành ông bà

Trong gia đình, thường cha mẹ cứng rắn thì có ông bà mềm dẻo, cha mẹ hay chiều chuộng lại có ông bà đề cao kỷ luật. Nhiều người thắc mắc tại sao một người cha/mẹ nghiêm khắc khi về già lại là một người ông/bà dễ tính và ngược lại. Điều này không chỉ do tâm tính con người thay đổi theo tuổi tác, nó còn là kết quả từ những lần rút kinh nghiệm. Hiếm có ai duy trì một kiểu tính cách, suy nghĩ từ lúc đầu xanh đến khi tóc bạc.

Người từng là cha/mẹ quá nghiêm khắc, lạnh lùng với con cái, dần dà sẽ thấy nhược điểm trong cách dạy dỗ của mình. Lên chức ông/bà, họ có thể mềm mỏng hơn với các cháu, nhất là khi cha mẹ chúng cũng nghiêm khắc như chính họ thời trẻ. Họ ôn hòa với cháu một phần để giữ thế cân bằng trong gia đình, một phần như muốn sửa chữa sai lầm ngày xưa. Tương tự, người từng quá nhân nhượng, nuông chiều con cái sẽ nhận ra hậu quả khi con mình lớn lên. Để không đi vào vết xe đổ, họ thường uốn nắn, chấn chỉnh các cháu “từ thuở còn non” chứ không dám buông lỏng dây cương như ngày trước.

Cũng có những bà mẹ chồng cay nghiệt, thét ra lửa, luôn chèn ép, soi mói con dâu nhưng từ ngày có cháu đã dần thay đổi, trở nên hiền lành và khoan dung hơn. Có lẽ thời gian đã giúp họ mài giũa sự nóng nảy, quyền lực trong nhà cũng chuyển giao vào tay con cháu; họ đã qua tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”, đã hiểu biết lẽ đời, biết đứng vào vị trí của người khác nên chẳng xét nét như xưa nữa.

Ở một gia đình tam đại đồng đường vùng thôn quê, đứa cháu gái rất “bện hơi” người bà nội hiền lành, ít nói và hầu như không nổi giận. Lạ một nỗi, mẹ em luôn đối xử tử tế với mọi người, yêu chồng thương con, chỉ lạnh nhạt với bà nội. Trẻ con vốn hay đứng về phía người yếu thế nên em càng thương bà nội hơn khi biết mẹ mình ghét bà: bà chỉ biết im lặng chịu đựng, cầu cạnh tình thương của con cháu; mẹ thì miễn cưỡng phụng dưỡng mẹ chồng cho tròn nghĩa vụ. Tới lúc bà nội mất, em cảm nhận mẹ mình thở ra nhẹ nhõm trong đám tang. Quá thất vọng, em thấy mẹ cư xử như kẻ xấu, một “nhân vật phản diện” thích bắt nạt người bà hiền như đất.

Nhiều năm sau, cô kết hôn và sinh con. Mẹ cô lên chức “mẹ vợ”, “bà ngoại”, vui vẻ đón từng đứa cháu ra đời, yêu thương chúng hết mực. Khi em trai cô lấy vợ, mẹ cũng hòa nhã với em dâu và thông gia. Không thể tin nổi, một người phụ nữ như mẹ từng đối xử rất lạnh lùng với bà nội.

Một hôm, cô lựa lời hỏi mẹ về chuyện đó. Người mẹ lặng đi một lúc mới trả lời. Mẹ không phải nàng dâu bà chọn, bởi thế thường xuyên bị mẹ chồng quát nạt, hành hạ, lôi cả cha mẹ ruột ra chì chiết. Mẹ càng nhẫn nhịn, vâng lời thì bà càng quá quắt. Sau vụ bà lỡ xô mẹ ngã tới mức sảy thai con đầu lòng, tới lần mang thai tiếp theo, mẹ đã phải cương quyết giữ gìn thì cô và em trai mới được sinh đủ ngày đủ tháng. Tình hình chỉ thay đổi khi mẹ thay bà quán xuyến việc gia đình, dòng họ. Bà nội không còn cay nghiệt với dâu trưởng nữa mà cố tích đức và chăm đi lễ chùa. Nhưng lòng mẹ đã nguội lạnh, chẳng đoái hoài tới nỗ lực chuộc lỗi của bà. Đến tận khi bà mất, mẹ vẫn chưa chữa lành vết thương lòng.

Nghe xong câu chuyện, cô con gái sững sờ. Vì “sinh sau đẻ muộn”, cô đã không biết bà nội từng làm khổ mẹ thế nào. Người bà mà cô nghĩ là kẻ yếu hóa ra từng nắm quyền sinh quyền sát. Sau khi cục diện xoay vần, vai phản diện lại là mẹ cô - đứa con dâu từng bị mẹ chồng hành hạ. Thật may, mẹ đã không lặp lại sự bất công với con dâu của mình.

*

Oliver Wendell Holmes, Sr. (1809 - 1894) tin rằng: “Người trẻ hiểu biết luật lệ nhưng người già biết ngoại lệ”. Chắc hẳn đây là yếu tố khiến người ta hành xử khi lên chức ông bà khác hẳn so với thời làm cha mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ bảo “lục thập nhi nhĩ thuận”, tức 60 tuổi không còn thấy chướng tai gai mắt, bởi người ta đã hiểu nhân tình thế thái, nhìn thấu hồng trần nên dễ cảm thông, khoan dung với sự đời chứ không cứng ngắc hoặc dễ bức xúc như hồi trẻ. Đến khoảng 70 tuổi thì được cho là “thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”, có thể sống thật với lòng mình mà không vượt khỏi quy tắc xã hội.

Ths-Bs Lan Hải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley:
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.