Khi cha mẹ và con cái không ở gần

Trong cuộc sống, do nhu cầu học hành, làm việc, con cái tạm xa vòng tay yêu thương của cha mẹ. Họ đã làm gì để mối liên hệ tình thâm luôn gắn kết?

Những lá thư tay một thuở

Làm việc tại một công ty vận chuyển nhà ở TPHCM, anh Phạm Đức Tuần cho biết, anh từng đi chuyển nhà cho nhiều gia đình, và không ít lần gặp những chủ nhà không cho mình và các nhân viên cầm đến những chiếc va ly nhỏ: “Ban đầu tôi tưởng là vàng bạc đá quý gì. Về sau mới biết đó là những lá thư từ mấy chục năm về trước mà đôi khi người viết đã không còn…”. Điều này phần nào cho thấy những lá thư tràn đầy tình yêu thương, chữ viết xiêu vẹo hay nắn nót… đã là những kỷ niệm không dễ quên đối với bao người.

Từng rời Cam Ranh (Khánh Hòa) đi học đại học ở Sài Gòn thời trẻ, ông Nguyễn Ngọc Hùng, 63 tuổi, đến giờ vẫn nhớ mãi những lá thư tay mình viết về thăm hỏi ba mẹ và nhận thư từ gia đình. Đó là những dòng tâm sự của người con ở xa, hay thông tin của cha mẹ về tình hình quê nhà. “Nói là viết thư báo cho tôi chuyện nhà nhưng những việc buồn như mất mùa, giá nông sản thấp phải bán lỗ…, ba mẹ không bao giờ cho tôi hay, mà mãi đến hè về quê, mình mới biết. Chẳng qua ba mẹ muốn tôi an tâm học hành thôi. Và ngược lại, khi tôi trái gió trở trời bệnh hoạn, cũng không báo gia đình. Thư từ thời đó, tôi nhớ chỉ kể những chuyện vui, vì cả ba mẹ và mình đều không muốn gây buồn phiền cho nhau”, ông Hùng hồi tưởng.

Thầy giáo Phạm Văn Minh, 60 tuổi (quê ở Huế) thỉnh thoảng vẫn nhắc về những bức điện tín nhận được từ gia đình trong thời bao cấp, khi thầy mới ra trường, được phân công đi dạy ở một tỉnh xa: “Một chiều ngồi chấm bài, tôi thật vui khi nhận được điện tín từ quê nhà. Trong đó viết ‘Cầm 300 mà tiêu’. Hóa ra gia đình gởi vào cho tôi tiền, vì lương giáo viên thuở đó không đủ sống”. Cũng tương tự, bà Nguyễn Thị Bình Yên, 60 tuổi (Q3, TPHCM) kể về thời điểm năm 1978, khi bà đi làm tận Cần Thơ, đời sống chật vật khó khăn,nên có lần ba mẹ gởi tiền qua bưu điện cho bà, rồi sau đó lại có thư với những dòng đầy cảm động: “Ba mẹ vừa bán con heo lứa 30 ký, gởi cho con 100 đồng để xài, vì biết lương công chức xa nhà không nhiều”. Trải qua bao năm học hành, ra trường đi làm và thành đạt, trong nhà anh Phan Thanh Xuân, 46 tuổi (Tân Bình, TPHCM) giờ đây vẫn còn lại bức thư của cha mẹ gởi từ quê nhà lên thành phố từ cái thời anh còn là sinh viên. Nội dung thư ngắn gọn, điểm nhấn cũng là “Bố mẹ gởi con 300 ngàn tiền tiêu tháng này”.

Mối liên hệ thời hiện đại

Thế hệ 8X trở về sau không viết thư nữa, mà chỉ điện thoại. Có một câu chuyện buồn lan truyền trên facebook nhiều tháng qua. Một ông trung niên, e dè đến cửa hàng điện thoại ở chợ, nhờ sửa dùm chiếc điện thoại “cục gạch”. Người thợ sau khi kiểm tra kỹ lưỡng đã khẳng định máy không “bị” gì cả. Và người đàn ông ngoài 50 tuổi nghẹn ngào: “Chắc là điện thoại hư chứ sao mấy tháng rồi tôi không nhận được cuộc gọi nào của thằng con tôi?”.

Câu chuyện nêu lên một thực tế phổ biến ngày nay là cha mẹ ở xa vẫn cứ ngong ngóng tin tức hay điện thoại của con cái, mà nhiều khi do cuộc sống bận rộn mưu sinh, và nhiều phương tiện giải trí hiện đại lôi cuốn, những người con đã vô tình không để ý đến nỗi niềm của các đấng sinh thành. Ông Trần Văn Nhất, 50 tuổi (quê Bình Định) tâm sự, ông vẫn chủ động liên lạc với con gái đang học đại học tại Cần Thơ để hỏi thăm con: “Mình nhớ con thì cứ gọi chứ cũng không nhất thiết đợi chúng gọi về”. Bà Trần Thị Nhuận ở Cao Lãnh, có con trai học đang học Đại học Kinh tế tại TPHCM, lại tập cho con có thói quen mỗi tối điện về nhà cho mẹ một cuộc. Bà không tiếc tiền mua điện thoại thông minh, và hòa mạng tại nhà, để có thể thoải mái gọi con qua “kênh” messenger, viber, hay zalo…để đỡ tiền điện thoại. Ở tuổi 70, ông Nguyễn Văn Thắng (Q1, TPHCM) không dễ sử dụng công nghệ hiện đại nhưng để liên hệ với con gái và các cháu định cư ở nước ngoài, ông phải tập các thao tác trên mạng di động hoặc ipad. “Các cháu thường gọi tôi vào buổi trưa, giờ nghỉ, tức buổi tối tại Việt Nam. Nhờ vậy dù cách xa một đại dương, ông cháu tôi vẫn không thấy xa cách lắm”, ông vui vẻ khoe.

Không ít bậc cha mẹ, ông bà cũng kết bạn trên Facebook với con cháu để trao đổi thông tin cùng nhau. Nguyễn Minh Thành, 19 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Sư phạm kể, ba mẹ mình ở Quảng Trị bây giờ xài mạng wifi khá rành. Thực ra, chính Thành là người đã chỉ cho ba mẹ cách gọi điện qua mạng và xài Facebook, bởi ban đầu, hai ông bà tuổi gần 50 cứ than thở khó vào mạng, chỉ biết nhận điện thoại từ con là anh trai lớn của Thành, khi ấy đang học Đại học Luật ở Sài Gòn. Rồi khi Thành theo anh vào Sài Gòn trọ học, ba mẹ đã biết vào “phây” lúc muốn gặp và trò chuyện cùng hai con trai qua mạng. “Ba mẹ tôi giờ khá nhuyễn về mạng, nên chúng tôi rất cám ơn những ai phát minh ra máy tính, điện thoại thông minh và cả mạng xã hội. Nhờ vậy những người trong gia đình trở nên thật gần gũi dù cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số”, Thành tâm tình.

Trải qua cả thời “thư tay” và công nghệ hiện đại ngày nay, khi được hỏi những lá thư hay những cuộc gọi qua điện thoại, qua mạng…, phương tiện nào đáng quý hơn? Ông Nguyễn Văn Thắng diễn giải: “Ngày xưa tôi học ở Paris, ba mẹ tôi cũng liên lạc với tôi qua thư từ, và giờ tôi vẫn còn giữ những lá thư không còn đọc được chữ nữa, do thời gian xóa đi những nét mực xưa. Sau đó con gái cũng học ở Pháp, chúng tôi điện thoại cùng nhau. Và giờ thì liên hệ cùng con và cháu ngoại qua mạng. Phương tiện nào cũng đáng trân trọng và đáng quý nếu xuất phát từ lòng yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau. Thời công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay mà bảo chúng viết thư cũng khó đó. Tôi cũng xin thua nếu có ai bảo mình hãy cầm lấy cây viết mà viết thư!”.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.