khóc cười những “đám cưới xa”

Vì quê ở xa nhau hoặc ở cùng quê nhưng lại đang làm việc nơi đất khách, rất nhiều cặp đôi khi tổ chức đám cưới đã vướng phải không ít khó khăn. Thế nhưng bên cạnh những nỗi niềm, “đám cưới xa” nào cũng để lại vô số kỷ niệm khó quên.

Nỗi niềm cưới xa

Chị Triệu Vân Mỹ Khanh (quê Thái Bình) kể lại, hôn lễ của chị với chồng (quê ở Kontum) chỉ tổ chức ở hai nơi là nhà trai và thành phố Biên Hoà - nơi hai người đang cùng sinh sống và làm việc. Nguyên do là nhà gái quá xa, vả lại ngoài người quen của ba mẹ, bạn bè chị Khanh hầu như vào Nam sinh sống hết nên nếu có tổ chức, dự kiến khách mời có lẽ cũng không nhiều. “Ngày trọng đại vậy, ai mà không muốn cái gì cũng được trọn vẹn. Nhưng một cảnh cưới mà có tới hai, ba quê như mình thì chỉ có thể tính sao cho vừa vặn đôi đường. Khi chuẩn bị đám thì chỉ muốn tiện lợi nhất, nhưng xong rồi lại cảm thấy thiếu thiếu vì tận sâu trong lòng, dù gì cũng mong muốn có thêm một lễ ra mắt họ hàng ngoài quê mình” - chị Khanh tiếc nuối.

Trong vô vàn nỗi lo có và không tên khi cưới, không thể không nhắc đến mối lo ngại về chi phí tổ chức. Một đám cưới không vướng mắc khoảng cách địa lý đã có nhiều khoản phải chi, thì khi cưới ở xa, kinh phí cần chuẩn bị phải nhân lên gấp đôi, gấp ba. Trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Ðăng và chị Thu Thủy, người Bắc kẻ Nam, cả hai lại sinh sống ở Sài Gòn nên đám cưới được tổ chức ở cả ba nơi. Anh chị cho biết, ban đầu hầu như các khoản chi không đi lệch ra ngoài dự tính. Cho đến khi kết thúc đám, cả hai ngồi tổng kết lại mới nhớ ra còn chưa lưu ý phần phí đi lại, ăn ở của họ hàng hai bên. Anh Ðăng chia sẻ: “Trước đó cả hai đều không tính đến khoản này, do chỉ chuẩn bị tiền cho phần lễ nghi, quần áo, bàn tiệc… Vì vậy mà lúc ngồi chốt lại để thanh toán cho các nơi thì bị thiếu tiền, bù cũng không bao nhiêu nhưng cũng là một khoản vượt ra ngoài kế hoạch mà mình quên tính tới”.

Bên cạnh nỗi lo về chi phí, thời gian tổ chức đám cưới cũng là một yếu tố gây khó khăn cho dâu rể ở quá xa nhau. Anh Trương Văn Biền (quê Vĩnh Long) nói về trở ngại của mình: “Quê vợ tôi miết ngoài Thanh Hóa, cả hai thì đang sống ở Long An nên khi chọn ngày cũng phải suy tính rất nhiều. Chọn được một ngày mà cả nhà hai bên đều có thể tham dự rất khó. Trù trừ cỡ nửa năm mới chốt được thời gian vì đôi bên muốn có mặt đông đủ họ hàng”. Theo lời anh Biền, đám cưới ở nhà anh và đãi bạn ở Long An phải làm kề nhau để người nhà của cô dâu ngoài Bắc vào có thể dự trọn cả hai đám, do đó rất cực. Hai vợ chồng lúc bấy giờ phải “chạy” hết công suất mới chuẩn bị kịp cho hai hôn lễ sát nhau. “Cưới mà như chạy loạn, ngày trước đám ở quê xong chưa kịp dọn dẹp đã phải dắt nhau lên Long n để đãi bạn. Thời gian di chuyển, chuẩn bị còn không đủ nên chẳng được nghỉ ngơi. Nghĩ lại còn thấy mệt”, chị Vinh - vợ anh Biền nhớ lại.

Từ quê lên thành phố lập nghiệp, không ít các cặp đôi khi đám cưới vẫn tổ chức ở cả hai nơi - quê và phố - ảnh minh họa

Những kỷ niệm

“Ðám cưới xa” dù có nhiều vất vả nhưng chính vì thế lại đem đến những kỷ niệm đáng nhớ cho những người trong cuộc. Chị Yến Nhi (quê Tiền Giang) vẫn không quên được ngày rước dâu, cả nhà chị được một phen quýnh quáng: “Nhà trai chạy từ Tây Ninh xuống, nói 7, 8 giờ là tới nên nhà gái cứ tình tang chuẩn bị từ từ. Ai ngờ đâu mới hơn 2 giờ khuya, chú rể gọi nói gần tới rồi vậy là cả nhà bật dậy chuẩn bị. Nhà trai thì phải tấp xe bên đường ngồi đợi vì khuya chẳng có hàng quán nào mở cửa hết. Phía nhà mình thì do cuống hết rồi nên thiếu cái này sai cái kia, đã vậy lúc trang điểm lại bị cúp điện, phải rọi đèn pin để làm luôn cho kịp. Lúc nhà gái chuẩn bị xong thì mưa to nên bên đàng trai lại phải đợi đến tạnh mới vào. Nếu nhà không xa nhau thì việc tính toán thời gian rước dâu có lẽ sẽ chính xác hơn. Nhưng nhờ lụp chụp vậy mà lại có cái để nhớ sau này!”.

Có dâu rể trước ngày trọng đại còn thức trắng, bởi đưa rước dâu đường xa, người trên xe thì dằn sốc khó ngủ, người đợi ở nhà thì bồn chồn không yên. Chị Thanh Loan (Sài Gòn) nói về kỷ niệm khó quên của mình: “Chồng mình người Ðà Lạt nên ngày rước dâu chọn đi lúc giữa đêm. Ban đầu mình không chịu vì lo lắm nhưng do người lớn hai bên cảm thấy vậy tiện nên cứ y kế hoạch. Ðêm đàng trai xuống Sài Gòn, mình ngủ không được, vì đợt đó có mấy bài báo viết về tai nạn này kia nên sợ, cứ 30 phút, 1 tiếng là lại điện thoại thăm chừng tới đâu. Trằn trọc cả đêm thành ra sáng ngày, cả cô dâu chú rể đều phờ phạc”. Còn với chị Mỹ Dung (quê Tiền Giang), ngày rước dâu về nhà chồng ở Cà Mau, chị bị say xe suốt đoạn đường dài, tới nơi thì không còn sức nữa nên phải dời nghi lễ gia tiên lại 2, 3 tiếng sau đó và đành chịu đụng với giờ mời khách. Thế là bên ngoài khách cứ ăn, bên trong lễ cứ lễ...

Cách xa nhau hàng trăm, có khi hàng ngàn cây số rồi cuối cùng nên duyên vợ chồng, các cặp đôi đã có được nhiều trải nghiệm ghi tâm, cùng những khóc cười trong ngày trọng đại. Có lẽ, đó cũng là những chất liệu góp phần dệt nên hạnh phúc cho gia đình nhỏ mà họ đang gầy dựng.

ĐỖ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.