Làm gì khi con điểm kém?

Kỳ thi cuối kỳ II và tốt nghiệp hết cấp của các trường phổ thông đang diễn ra. Ðây là thời điểm mọi sự lo lắng của cha mẹ đổ dồn cho con cái. Trong mỗi đợt thi, điểm số luôn là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, trước trường hợp kết quả của các em không như mong đợi, các phụ huynh có cách giải quyết thế nào?


KIỀM CHẾ CƠN GIẬN

Chị Trịnh Thị Nguyệt (Dĩ An, Bình Dương): Giảm bớt những kỳ vọng, không so sánh nhưng luôn khuyến khích con là cách gia đình tôi ứng xử khi con có điểm kém. Việc con bị điểm kém cũng được chuyên gia đề cập chia sẻ nhiều về cách thức phụ huynh ứng xử. Nhưng theo tôi, cách tốt nhất là bản thân mình kiềm chế được cơn nóng giận với con. Cơn nóng giận vào trong một cuộc nói chuyện vốn đã là không nên, huống chi với trẻ con. Song song đó, có những khuyến khích đủ để con thấy có động lực dành điểm số tốt hơn. Tôi thấy cái này cũng tùy vào độ tuổi của các con. Nguyên nhân con bị điểm kém thì nhiều nên nếu có chú ý quan sát, để ý phụ huynh đều biết. Cũng từ chỗ biết nguyên nhân thì mình có cách khác nhau để giúp con tốt hơn.


ĐỒNG HÀNH VỚI CON

Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên (giáo xứ Mẫu Tâm, TGP TPHCM): Việc con học được những gì mới là quan trọng, hơn là điểm số hay thứ hạng. Thế nên, tôi không ép con học đến mức con không có thời gian để vui chơi, giải trí, hay buộc phải đứng thứ mấy trong lớp để… không phụ công lao cha mẹ. Ví như trường hợp con thông báo điểm kém, hoặc không thích học môn này môn kia, tôi không vội vã “kết tội”. Thay vì giận dữ, trách mắng, tôi bình tâm ngồi lại với con, tìm hiểu xem liệu con không hiểu bài, hay con đang gặp phải vấn đề gì để cùng tháo gỡ. Tôi giúp con cân bằng cảm xúc, giúp con thoát khỏi tâm trạng tồi tệ (nếu có). Đồng thời tạo điều kiện giúp con học cùng gia sư để củng cố kiến thức hoặc khắc phục tình trạng chểnh mảng, ham chơi. Cùng đích của tôi là mong muốn con học văn hóa, học giáo lý, học kiến thức để trở thành người công dân tốt, người con ngoan của Chúa, nên không muốn tạo cho con áp lực phải bằng “con nhà người ta” hay đứng vị trí này, thứ hạng nọ, trong nhà trường cũng như trong nhà thờ. Chỉ cần con vui vẻ ngồi vào bàn, ý thức được việc học là của mình, hôm nay cố gắng hơn ngày hôm qua, là tất cả những gì tôi cầu ước. Mong rằng như thế sẽ giúp con bình an, vững tâm trong những ngày tháng của tuổi hoa niên tươi đẹp.


KHÔNG GÂY ÁP LỰC

Anh Châu Minh Hoàng (Quận Bình Tân, TPHCM): Để tránh tình trạng con có điểm thấp thì chúng tôi theo dõi quá trình học xuyên suốt của con. Ở nhà luôn nhắc nhở bé làm bài, học bài cô giáo giao. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường trao đổi với cô giáo để có gì bất ổn đều biết ngay và có biện pháp sửa đổi hợp lý nhất. Tôi khích lệ con mình và gợi ý cả phần thưởng, những cái được và không được nếu như con không lo học. Bé có động lực và sự răn đe thực tế nên cố gắng. Thật ra những lời hứa hay sự răn đe là để con cái biết cha mẹ quan tâm, hiểu việc học quan trọng mà cố gắng hơn từng ngày. Giả sử con có thi điểm thấp một tí thì cũng vẫn phải cho bé du lịch mùa hè nhưng sẽ trễ hơn một chút, rồi tìm cách động viên, nhắc nhở con. Tôi muốn nói đến sự khéo léo và mềm mại, vừa nhu vừa cương để con chuyên chăm học hành. Không phải nói tới học là sợ hay cố gắng trở thành giỏi nhất, tài nhất. Ham muốn chiến thắng quá mức cũng sẽ sinh ra sự xốc nổi, háo thắng. Trẻ con vốn mau quên. Mình không hứa hẹn gì rồi cho qua nhưng cũng không gây áp lực tâm lý làm trẻ u uất.


TRÁNH LÀM TỔN THƯƠNG CON

Chị Nguyễn Thị Hồng Trí (Giáo xứ Động Cao - giáo phận Vĩnh Long): Thật ra rất nhiều bậc phụ huynh vì thương con nên hay ép con học quá sức, chạy theo điểm số và thành tích nên hay la con, so sánh con mình với con người khác. Thậm chí tư tưởng muốn con mình phải giỏi nhất, muốn hơn chứ không muốn thua. Vì sự vô tình hay hữu ý mà chúng ta có thể đẩy con mình vào tình trạng áp lực quá mức, lo sợ thua kém bạn bè, thậm chí chỉ chăm chú vào việc học mà quên đi còn nhiều kỹ năng khác về đời sống mà trẻ cần trau dồi thêm. Trong việc học tôi không bao giờ la mắng con hay so sánh con mình với con người khác, bởi vì điều này vô tình làm tổn thương đến trẻ. Tôi sẽ hỏi tại sao con bị điểm kém và tìm cách khắc phục. Nếu do con lười biếng, ham chơi thì mình sẽ khuyên con nên chú tâm học hơn, nếu do chủ quan nhất thời hay bị tác động bởi yếu tố bên ngoài thì an ủi con, để lần sau làm tốt hơn. Không ngừng quan tâm và động viên là cách tốt nhất để con tự tin vào bản thân, tự ý thức việc học hôm nay vì tương lai sau này chứ không phải vì điểm số nhất thời.


ĐIỂM SỐ KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH

Chị Đào Kim Thúy (Giáo viên trường THPT Lê Quí Đôn, Hậu Giang): Ba mẹ nào cũng mong con học tốt nhưng con cái có khả năng giới hạn. Có đứa giỏi các môn tự nhiên, có đứa giỏi môn xã hội. Có đứa vì còn nhỏ nên dù ba mẹ nhắc nhở, theo sát vẫn thiếu tập trung, ham chơi ảnh hưởng kết quả học. Tôi nghĩ, sẽ hiếm thấy đứa trẻ nào hoàn toàn dành hết thời gian, công sức cho việc học mà không có sơ sót, sai phạm. Bài làm có cẩn thận cỡ nào cũng có lỗi là chuyện bình thường. Là giáo viên, tôi hiểu được điểm số cũng là một cách đánh giá nhưng chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện năng lực của con. Vì vậy, nếu con học tập có kết quả thấp hơn mong đợi một chút, gia đình tôi luôn động viên các con. Ngoài việc cha mẹ kèm cặp bé có thể nhờ giáo viên hỗ trợ thêm, phối hợp với thầy cô. Chúng tôi cũng hay kể cho con nghe sự khó khăn của các bạn cùng trang lứa khi đến trường và sự nỗ lực của những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn. Là cha mẹ, tôi thấy rằng con mình hôm nay giỏi hơn hôm qua, có cố gắng hơn một chút cũng đã vui rồi. Tuổi thơ, ngoài việc học văn hóa, chúng còn học nhiều thứ khác nữa và cũng cần vui chơi, để đầu óc thoải mái. Ép con phải cạnh tranh khắc nghiệt chỉ khiến bé căng thẳng và nhìn cuộc sống với màu xám đen tối, không có gì hứng thú. Chúng tôi không muốn vì học tập, điểm số mà đánh mất tuổi thơ của con.

Nhóm phóng viên (thực hiện)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Sách và đọc sách
Sách và đọc sách
Sách cung cấp thông tin và kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử đến khoa học, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng đọc viết, nâng cao khả năng phân tích và suy luận, cũng như mở rộng vốn...
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Pin nhiệt từ không khí, muối và gạch
Muối, không khí và gạch, phải chăng là tương lai của ngành lưu trữ năng lượng? Ðó là câu hỏi mà không ít công ty khởi nghiệp đang muốn trả lời.
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người hùng thầm lặng chống ô nhiễm rác nhựa
Những người nhặt ve chai trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm rác nhựa đối với những cộng đồng nghèo khó.
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Từ ngày 30.3.2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực...
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Giải mã được tài liệu cổ đã cháy thành than
Những cuộn giấy cói bị cháy thành than vào thế kỷ thứ nhất, đã bắt đầu có thể được đọc nội dung nhờ vào công nghệ mới và chương trình học máy trí thông minh nhân tạo (AI).
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.