Làm thầy thời dịch

Thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước vẫn tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến. Giảng dạy trong hoàn cảnh đặc biệt, khi bục giảng là chiếc máy tính và nối kết với người học qua mạng, là trải nghiệm mới của không ít thầy cô.


ÐỂ TIẾT HỌC HIỆU QUẢ

Khác với việc giảng dạy trực tiếp theo giáo án thông thường, yêu cầu về phương pháp lên lớp thay đổi, nhằm giúp cho lớp học sinh động, lôi cuốn học sinh, các giáo viên cũng đầu tư cho bài dạy kỳ công. Nhiều người thừa nhận việc chuẩn bị giáo án tốn thời gian hơn. “Ðể có một tiết dạy 45 phút hoặc một nội dung bài, số thời gian bỏ ra cho việc biên soạn, tìm tài liệu, hình ảnh minh họa, thiết kế… là gấp đôi. Rất may, vì khá quen thuộc với công nghệ nên việc tìm tòi và thực hiện giáo án trình chiếu không khó với tôi”, cô Bùi Thị Quỳnh, giáo viên Ngữ văn trường THCS Chi Lăng (Q4, TPHCM) chia sẻ. Phụ trách môn tiếng Anh tại một trường nông thôn, làm sao để cuốn học sinh vào bài dạy, tận dụng tốt thời gian học trực tuyến là trăn trở của thầy Trần Châu Thành, giáo viên trường THPT Ðầm Dơi, Cà Mau: “Khi dạy trực tiếp, ít có điều kiện để gởi cho các em xem những hình ảnh, đoạn hội thoại với nội dung phong phú. Học trực tuyến đòi hỏi giáo viên dụng tâm lắm, nhưng tôi nhìn thấy được điểm thuận lợi của thời gian này để có thể đưa vào bài dạy các nội dung mới mẻ, chủ yếu phát triển thêm kỹ năng nghe và nói của học sinh”. Thầy cũng chia sẻ thêm, hơn hai tháng dạy qua mạng, việc trường, lớp, chuyên môn lẫn phụ trách chủ nhiệm đã chi phối toàn bộ thời gian. Hầu hết thời gian trong ngày, thầy làm việc với máy tính.

Ðối với các giáo viên trẻ chưa lập gia đình, việc dành toàn bộ thời gian vào soạn bài, quan tâm lớp bộ môn hay chủ nhiệm có thể xem là dễ dàng, song với nhiều thầy cô, phải sắp xếp giữa việc nhà, cân bằng với thời gian dạy, chuẩn bị là cả bài toán khó. Cô Ðặng Thị Kim Ngân (Trung tâm GDNN - GDTX Q12) cho biết, được phân công giảng dạy cả ba khối lớp 10,11,12 nên khâu soạn giáo án đã tốn nhiều giờ: “Thật ra, trên mạng có nhiều kênh cung cấp tài liệu, giáo án mẫu cho giáo viên sử dụng, tải về. Chỉ cần tải, chỉnh sửa là được nhưng tôi vốn cầu toàn và quan niệm nội dung bài dạy là sản phẩm tinh thần của mình, là những gì tôi tâm huyết nên dù phải soạn nhiều bài cũng cố gắng. Lịch dạy thì liên tục, cả hai buổi. Về các việc sinh hoạt trong nhà, ông xã cũng san sẻ với tôi để cả hai vợ chồng đảm bảo được công việc riêng và việc chung”. Thêm vào đó, việc theo dõi, động viên học sinh, làm hồ sơ,… đã ngốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi các thầy cô thật cố gắng.

Bài giảng sinh động, thu hút học trò


NỐI KẾT VỚI HỌC TRÒ

Học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, nên ở nhiều trường, việc liên hệ giữa giáo viên và học sinh chủ yếu qua các phương tiện công nghệ. Cô Nguyễn Thị Y Linh (THPT Thuận Hưng, TP Cần Thơ) cho biết, do tình hình khống chế dịch chưa ổn định nên cô trao đổi, liên lạc với học sinh qua Zalo, Facebook là chính: “Các thông báo từ phía nhà trường hay từ học sinh cũng chỉ trao đổi qua mạng, hạn chế gặp trực tiếp để phòng bệnh. Ðiều này gây bất tiện, tuy nhiên, trong lớp, tôi khuyến khích các em năng động, tích cực hơn để xây dựng tập thể lành mạnh, hỗ trợ nhau khi học”.

Với một số gia đình khó khăn, thiết bị học tập cũng là một trong những trở ngại của học sinh khi học bằng hình thức mới này. Cô Ðào Kim Thúy (THPT Lê Quý Ðôn, Hậu Giang) cho biết, có những bạn học sinh nghèo, việc mua máy tính hay thậm chí điện thoại để kết nối với lớp là cả một vấn đề. Ðầu năm, nhận lớp chủ nhiệm, biết tình hình học trực tuyến sẽ kéo dài nên cô đã chú ý đến điều kiện, thiết bị học tập của các em và kịp thời hỗ trợ cho học sinh chưa có điện thoại. “Ðiều kiện tối thiểu để theo dõi, liên lạc với lớp và học đó là điện thoại. Dĩ nhiên, nhà học sinh nào có thể lắp đặt máy tính bàn hay trang bị máy tính xách tay cho các em thì càng tốt, để các em làm quen với công nghệ thông tin từ sớm. Ở quê, đòi hỏi có máy tính đều hết là chuyện không thể được, bởi thực tế có nhiều hoàn cảnh còn nghèo lắm. Ngay như lớp tôi chủ nhiệm, có trường hợp học sinh không có điện thoại di động, giáo viên chủ nhiệm đã hỗ trợ và vận động các bạn đóng góp, giúp bạn mình. Tôi nghĩ chính việc này sẽ làm các em yêu thương nhau, góp phần tạo nên tập thể đoàn kết. Học sinh vùng quê vốn dễ thương, tình nghĩa…”, cô Thúy nói.

Thầy cô mong được dạy trực tiếp khi tình hình dịch khả quan hơn

Thời gian vừa qua, một số địa phương tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô cũng đồng hành, tận tình hỗ trợ. Cô Tạ Thị Thu Lan (Trường Cao đẳng Viễn Ðông, TPHCM) cho biết, trường có phân hệ cao đẳng nghề, các lớp vừa học nghề, vừa học văn hóa song song, đảm nhận các em nhỏ tuổi nên cô theo dõi sát sao tình hình: “Ngày tiêm chủng, giáo viên chủ nhiệm túc trực điện thoại bên cạnh việc có mặt tại địa điểm để hướng dẫn học sinh và phụ huynh. Trong mùa dịch, tuy có vất vả, song được gặp các em và nhận trách nhiệm với lớp thì phải hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Cô Thu Lan cũng bày tỏ mong ước dịch bệnh sẽ dần bị khống chế, học sinh các nơi đi học lại bình thường. Bởi, khi ấy, việc dạy học trên lớp sẽ thuận lợi hơn và học sinh cũng có những kỷ niệm đẹp của tháng năm tuổi học trò ở trường lớp của mình, chứ không chỉ “đóng khung” trong không gian mạng.

Một mặt, các giáo viên chuẩn bị giáo án, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng bài dạy, mặt khác, trong việc quản lý lớp, các thầy cô cũng sát sao, đồng hành. Ðể làm tốt tất cả những điều này đòi hỏi tâm huyết nơi người thầy. Trong mùa dịch, có thể thấy và hiểu thêm sự vất vả của những thầy cô giáo.

Anh Nguyên

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...