Cháu tôi vừa tới tuổi gởi đến trường. Bài học vỡ lòng cô giáo dạy cháu là cách chào hỏi. Về nhà, thằng bé thực hành ngay với cha mẹ. Mỗi lần đi học, về đến nhà hay gặp người lớn, nó đều vòng tay tròn vo trước ngực, cúi đầu lễ phép: “con chào... ạ!”. Để làm gương cho con mình, anh chị tôi mỗi khi chào hỏi ai đều không quên nhắc nhở bé.
![]() |
Với người Việt Nam, chào hỏi đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Nó không chỉ đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp mà còn là thước đo nhân cách của mỗi người. Chào hỏi thực ra cũng có nhiều kiểu, xưng hô thứ bậc hay chỉ là gật đầu và nhoẻn miệng cười. Bởi thế, lời chào cần phải linh hoạt để có thể phù hợp với từng trường hợp, tình huống và mối quan hệ thân sơ.
Có thể thấy rằng, bài học về lời chào đến với mỗi người ngay từ những ngày còn rất nhỏ. Thế nhưng, trong suốt quá trình trưởng thành, lại vì một lý do nào đó mà người ta không còn xem trọng bài học ấy nữa. Để duy trì thói quen ứng xử này, có lẽ, bài học thuở bé vẫn còn chưa đủ nếu mỗi người không có được ý thức của bản thân.
LÝ TRẦN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.