Một thời chiếu cói Nga Sơn...

Dạo quanh những con đường xóm 7, xóm 8, xã Nga Liên của huyện Nga Sơn - Thanh Hóa, còn vài ba hộ làm nghề dệt chiếu. Một cụ già trong xóm bồi hồi, nhớ năm nào, chiếu tại vùng này được bán vào đến các tỉnh trên cả nước. Thậm chí, chiếu còn được xuất sang các nước Đông Âu, Đông Á, Bắc Á... Nhưng năm nào cụ thể là cách đây bao lâu? Thời vàng son ấy đã qua. Hiện giờ chỉ còn những người còn nặng nợ với nghiệp làm chiếu bám trụ thôi. Một mai kia nghề chiếu cói không biết còn tồn tại ở mảnh đất này nữa không.

Phơi cói

THƯƠNG MÙI CHIẾU THÂN QUEN

Trước hiên căn nhà nhỏ, một bé gái chừng 10 tuổi cầm từng nắm cói đã được phơi khô, truốt và giũ sạch lớp màng vỏ đen của gốc cói còn bám sót lại trước khi đưa vào công đoạn dệt. Bé gái này thuộc gia đình ông Vũ Văn Chiến (xóm 5, Nga Liên). Người làng nói, gia đình ông nằm trong số ít còn trụ lại với nghề. Phía bên trong căn nhà cấp 4 nhỏ nhắn, hai vợ chồng ông Chiến đang tất bật với công việc dệt chiếu. Khi những bó cói được làm sạch xong chuyển qua, họ là người hình thành nên chiếc chiếu. Hai tay ông nâng đưa Khổ (Go) - dùng để dệt về phía trước, lúc ngửa lên lúc úp xuống để khung trân (se từ sợi đay) tạo thành một khe hở nhỏ, đồng thời người phụ nữ ngồi bên luồn sợi cói vào khe hở đó. Ngay lập tức, ông Chiến rập khổ xuống để các sợi chiếu nằm ngang khít đều nhau. Cứ thế, họ thực hiện nhịp nhàng liên tục cho đến khi hoàn thành tấm chiếu. Trong khi dệt, người dệt thường xuyên bẻ viền ở đầu biên để tấm chiếu được bền, đẹp, không bị xổ. Vợ chồng ông làm chiếu trắng nên cũng không phải kỳ công để lẫy và nhấn trân nhằm tạo nên nhiều loại hoa văn như chiếu cải, chiếu đậu, chiếu kẻ sọc màu… Làng chiếu có nhiều loại, chiếu đơn khổ rộng từ 0,8m đến 1,2m, dùng cho cá nhân. Chiếu đôi thường 1,5 đến 1,6m dùng cho gia đình. Ở đây, cần nói thêm một chút, cói là loại cây thuộc loại là loại thân cỏ mọc thành cụm. Khi cây trổ bông và cao hơn đầu người (khoảng 2m) thì được cắt về, chẻ nhỏ, phơi khô dệt chiếu. Nếu dệt chiếu lẫy (chiếu hoa) thì từ những sợi cói đã phơi khô phải được nhuộm 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, vàng và trắng là màu tự nhiên.

Tuổi 50, ông Chiến vẫn còn gắn bó với cái nghề thủ công truyền thống, vất vả phải thức khuya, dậy sớm. Ông sờ tay lên tấm chiếu đang còn dang dở, miệng nói như rất hài lòng: “Chiếu nhựa mỏng hơn nhiều, không có độ thấm. Sờ mà coi, chiếu dệt tay ngồi sướng hơn, mát hơn. Tôi sờ cái là biết liền…”, ông so sánh.

Chiếu mới màu trắng ngà, có mùi thơm cói đồng dễ chịu. Chiếu dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn; có độ mềm vừa phải, người nằm cảm giác thoáng mát. Thình thịch (tiếng từ chiếc Khổ khi kéo dệt), lạch cạch (tiếng của cây văng thuồn sợi cói vào khung trân). Tiếng “thình thịch - lạch cạch” quen thuộc và mùi thơm của cói đồng dệt nên chiếc chiếu đã từng gắn bó với tôi cũng như người dân nơi đây không thể nào quên được. Chiếc chiếu cói đã gắn bó với người Việt Nam từ thuở nằm nôi cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Suốt một đời dài dằng dặc năm mươi, sáu mươi, hay chín mươi xuân mà cũng có khi rất ngắn ngủi. Hít một hơi để nhớ về cái nghề đã nuôi sống bản thân mình và biết bao thế hệ.

Công đoạn dệt chiếu thủ công

HIU HẮT LÀNG NGHỀ

Bà Bùi Thị Luyến (vợ ông Chiến), ngồi luồn từng sợi cói cho vào khung trân, dưới chân chị bó cói được chia làm hai, một nửa để ngọn và một nửa để gốc để làm xen kẽ cho tấm chiếu được đều, mịn. Tay bà thoăn thoắt, như một thói quen không cần nhìn, bà cũng có thể làm rất nhanh và chính xác. Bà cho biết, nghề chiếu đã và đang bước vào thời kỳ suy thoái. So với trước đây thì số người còn gắn bó với nghề dệt chiếu chỉ còn tính bằng đầu ngón tay. “Chúng tôi gắn bó với nghề chiếu cói hàng chục năm nay. Nghề này đã nuôi sống nhiều gia đình nên vẫn nó là một nghề ân nghĩa, họ bỏ nhưng gia đình tôi chưa bỏ được”, bà nói. Buông tay một chút, bà trầm ngâm, nhớ về một quãng xa xăm: “Cây cói thì tự trồng, tự chăm không phải nhập từ đâu xa xôi, chỉ cần bỏ công là có lời. Ngày xưa khi nghề dệt chiếu còn phát triển thì sức cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ rất dồi dào nhưng bây giờ khác rồi...”.

Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hóa 40 cây số về hướng Ðông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng quê này. Thời hưng thịnh, người người, nhà nhà ở đây đều làm chiếu. Không phải ngẫu nhiên khi nhắc tới các làng nghề truyền thống nổi tiếng mà người xưa lại nhắc:

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông.

Chiếu cói Nga Sơn xuất hiện cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng.

Tấm chiếu mới sau nhiều vất vả, kỳ công

Theo những cụ cao niên, chiếu vùng Nga Sơn nức tiếng gần xa nhờ làm chiếu thủ công kỹ lưỡng và công phu. Có giai đoạn, người dân làng nghề không cần phải tìm mối tiêu thụ vì thương lái khắp nơi tự tìm đến đặt hàng. Sản phẩm làm ra đôi khi không kịp đáp ứng nhu cầu của cánh thương lái. Nhiều người nhờ dệt chiếu mà xây được nhà, lo cho con cái ăn học đầy đủ.

Thời thịnh vượng dần qua, bây giờ, “đỏ mắt” mới tìm ra nhà còn dệt chiếu truyền thống. Trước đây, ngang qua các đường làng, người ta đều có thể thấy bạt ngàn cánh đồng cói xanh mướt, tiếng dệt “thình thịch, lách cách” rộn ràng từ trong mỗi gia đình hay trong các xưởng dệt. Ở hai bên vệ đường, trên các hàng rào… không khi nào thiếu vắng những tấm chiếu trải phơi sặc sỡ nhiều sắc màu. Vậy mà, hiện nay số hộ còn bám với nghề chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Chợ chiếu hôm nào xum tụ, giờ vắng bóng một thời còn đâu! Bà Luyến ngậm ngùi cho biết, cái nghề như lấy công làm lời, thu nhập bình quân từ 20 - 30%/chiếc. Một ngày làm được 2-4 chiếc, giá bán từ 100.000 đồng - 300.000 đồng, tùy vào mỗi loại. Với mức thu nhập như thế, nhiều người dần dần bỏ nghề đi kiếm công việc khác.

Cách nhà Bà Luyến chừng trăm mét, chị Trần Thị Dung, một người nặng lòng với chiếu, với cói, cũng chia sẻ: “Gia đình mấy đời làm chiếu. Nhưng bây giờ, thị trường có nhiều sản phẩm, chiếu dệt bằng máy phát triển, chiếu nhựa nhập khẩu với giá rẻ 1/3 so với chiếu truyền thống, người mua có nhiều lựa chọn, ít mua chiếu truyền thống. Đây cũng là một trong những lý do khiến thợ bỏ nghề”.

Bà Trần Thị Chỉnh (xóm 7, xã Nga Liên) cũng dần lơi khung dệt vì tuổi cao, sức yếu.“Gia đình nhiều đời làm chiếu truyền thống. Trong trí nhớ của tôi thì từ thời ông cố đã làm rồi, sau đó truyền đến, ông nội, cha tôi rồi tới tôi. Đời trước đó thì cũng đã làm rồi. Nhưng giờ tới tôi chắc là thôi. Tụi trẻ thấy nghề chiếu cực mà thu nhập ít quá, chẳng đứa nào ưng. Học xong là tụi nó kiếm việc làm nơi khác hết”, bà Chỉnh nói với giọng trầm buồn. Đây là một nghề thủ công truyền thống mà có lẽ ai trong vùng đất này cũng muốn gìn giữ. Tuy nhiên, bà cũng nhận định, trước tình hình hiện nay, khi thị hiếu của khách thay đổi, đơn đặt hàng ít ỏi, thu nhập thấp thì việc giữ được làng nghề này là cả một vấn đề khó khăn...

Ảnh và bài: Trần Tin

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...