Mùa Chay trong lòng

Mùa Chay, nhà thờ nào cũng có những chương trình tĩnh tâm dành cho mỗi giới, giúp giáo dân trở về gần với Chúa hơn trong sự bình an. Bên cạnh đàn chiên sốt sắng đi tĩnh tâm, còn đó những tín hữu âm thầm hướng về mùa Chay bằng cách riêng của mình.

Tĩnh tâm với chính mình

Không ít người có thời gian và điều kiện đi hết các ngày tĩnh tâm, không chỉ những buổi dành riêng cho giới mình mà còn dự cả chương trình của giới khác. Song cũng có người không thể có mặt ở nhà thờ để tĩnh tâm mùa Chay. Có dịp vào bệnh viện, chúng tôi gặp những tín hữu này. Họ bận tối mắt cho công việc chăm sóc người bệnh, chẳng có thời gian đi đâu. Bà Trần Thị Nên, 45 tuổi, quê ở Vĩnh Long, đang chăm sóc chồng trong bệnh viện Ung Bướu chia sẻ: “Tôi cũng biết hiện là mùa Chay nhưng ngay từ lễ Tro, mình đã phải túc trực ở đây. Gia đình hai bên nội ngoại đều nghèo và neo người, không thể phụ gì trong chuyện chăm sóc chồng tôi được, vì vậy mình chỉ biết cầm lòng cầm trí, hướng về Chúa lúc nửa đêm, lần hạt và cầu nguyện sám hối một mình thôi”.

Ðến bệnh viện Nhi Ðồng I, không khó để gặp những bà mẹ đang miệt mài bên đứa con đau yếu. Chị Lê Thị Tuyết, 35 tuổi, đang chơi cùng con ngoài sân bệnh viện cho biết mình ở Cà Mau và cũng có đạo. Chồng chị phải ở quê làm lụng để có tiền gởi lên chữa bệnh cho con. Cũng như bà Nên, mùa Chay này, chị Tuyết chỉ cầu nguyện tại chỗ và hướng lòng về Chúa. Có khi đang đọc kinh, y tá gọi đưa con đi chụp X quang, chị phải ngưng lại rồi đợi lúc xong việc mới tiếp tục…

Không phải lo cho người thân trong bệnh viện nhưng ông Phạm Văn Mão, 60 tuổi (Q8, TPHCM) vẫn không thể tham gia vào chương trình mùa Chay ở các nhà thờ do đang chăm sóc người cha già 90 tuổi. Các anh chị và em gái ông đều ở xa. Ông có một cậu con trai nhưng đã lập gia đình và ra riêng từ lâu, ít khi về nhà vì cũng bận bịu với con cái và công việc. Từ sau khi cha bị tai biến và nằm liệt giường, ông Mão một mình chăm cụ, từ việc ăn uống đến vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ. Nhắc đến chuyện đi tĩnh tâm, ông nói một cách an nhiên: “Nếu tôi bỏ ông cụ một mình ở nhà thì sẽ ra sao nếu ông bị té ngã hoặc gặp chuyện không may… Chúa cũng hiểu mà”. Và ông đã chọn cách ở bên cha mình đọc kinh mỗi tối, cùng cụ sám hối, cầu nguyện trong mùa Chay thánh.

Hãm mình và nghĩ đến Chúa mọi lúc mọi nơi

Không dự được các buổi tĩnh tâm mùa Chay cùng bao người trong xứ, những con chiên với đôi vai trách nhiệm nặng nề này vẫn trở về cùng Chúa qua những hy sinh hằng ngày. Ông Mão kể chuyện ba ông nhiều khi đi vệ sinh ra giường nhằm lúc ông bận việc trong bếp. Là con người, chắc chắn không tránh khỏi chuyện bực bội muốn la hét lên nhưng rồi nghĩ đến Lời Chúa phải yêu thương thông cảm và chịu đựng ba mẹ già, ông im lặng dọn rửa và dâng sự bực dọc đó cho Chúa nhân mùa Chay.

Bà Nên cũng có những lúc mệt mỏi vì bệnh hoạn của chồng song cũng đã nghĩ theo hướng tích cực là xem những cực nhọc của mình như của lễ dâng lên Chúa. Không những thế, trong lúc ở bệnh viện, bà còn chia sẻ cùng “bạn trông bệnh” từ ổ bánh mì sáng hay cục xà bông rửa tay, bịch sữa tắm, gội…

Với các bệnh nhi, chị Tuyết có nhiều cơ hội góp sức của mình hơn, như chị tâm sự: “Tôi không có nhiều tiền, vậy chứ khi bạn cùng phòng bệnh thiếu vài ngàn đồng mua hộp sữa cho con, mình cũng vui vẻ giúp; hoặc họ cần về nhà lấy đồ hay đi đâu đó vài chục phút, tôi vui vẻ trông con giùm” .

Không thể đến nhà thờ mùa Chay vì hoàn cảnh bó buộc, những người có nền tảng đức tin hầu như đều ý thức để mỗi hành động, lời nói, việc làm của mình đều hướng tới sự thiện lành theo tinh thần Tin Mừng của Chúa.

Nguyễn Ngọc Hà

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...