Nên chứng nhân nơi mái trường

Ðầu niên học 2020 - 2021, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo - HÐGMVN đã viết thư nhắn gởi các học sinh, sinh viên Công giáo sống đức tin giữa đời thường, ngay chính môi trường học tập. Là những tín hữu trẻ, các bạn cũng đã có những cách sống Tin Mừng thiết thực, tỏa lan ánh sáng của tình yêu Chúa nơi bạn bè mình…

CỨ NHIỆT THÀNH

Anh Tô Ðăng Khoa (Sinh viên Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng): Ngoài công việc học tập, tham gia phong trào trong trường, tôi cũng dành thời gian giúp các anh chị huynh trưởng, giáo lý viên trong xứ về những hoạt động thiếu nhi. Gần tới đây sẽ có chương trình Trung Thu, rồi sau đó là chuẩn bị Noel, tôi thấy đó là những dịp mà mình, một người trẻ trong giáo xứ, có thể ra sức để phục vụ. Thật ra, sống chứng nhân giữa môi trường học đường tôi nghĩ không quá khó. Cứ mang trái tim yêu thương, nhiệt tình của mình ra mà chia sẻ với mọi người. Từ nhỏ, được học giáo lý nên tôi nghĩ cần giữ các giới răn của Chúa, luật Hội Thánh dạy; hơn nữa, quan trọng là thực hành những điều đó sao cho thiết thực nhất. Nếu có bất kỳ dịp nào có thể là tôi đều nói chuyện đạo để bạn bè nghe, rồi chúng tôi trao đổi với nhau. Trong lớp có nhiều bạn còn chưa biết đạo Chúa, mỗi lần họ hỏi thì tôi và các anh chị, bạn bè Công giáo khác trả lời. Rồi tới hồi Noel chẳng hạn, tôi cũng nói cho các bạn về ý nghĩa thánh lễ, hang đá là gì, mục đồng là ai… Nói chung, tôi sẵn sàng nói về đạo trong khả năng hiểu biết của mình.

HÁT VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI NGHE

Chị Nguyễn Thị Vân (Sinh viên Trường Cao đẳng Ðại Việt): Ðể học tiếp sau phổ thông, tôi đã thực hiện chuyến di cư vào Nam. Nơi giáo xứ nhà, tôi đã tham gia nhiều hoạt động sẵn nên khi đi học xa, tôi cũng tìm một nhóm nào đó mà tham gia sinh hoạt. Và thế là tôi chọn nhóm SVCG Cần Thơ. Nhóm là môi trường rèn luyện tốt cho chúng tôi, những người còn rất trẻ. Vào các mùa Noel hay dịp hè, chúng tôi đi giúp xứ vùng sâu vùng xa. Hằng tuần, hằng tháng, nhóm có giờ sinh hoạt, quy tụ để trò chuyện, học hỏi và tham dự thánh lễ sinh viên. Vốn có máu văn nghệ nên không chỉ trong nhóm, mà khi đi học trên trường, tôi cũng “chơi hết mình”. Nhưng, là một tín hữu, tôi ý thức có thể đem cái hay cái đẹp của đạo mình cho bạn bè biết. Trong những cuộc hội họp hay thi hát ca, tôi cố tình chọn hát thánh ca. Các bạn khen giai điệu bài ca hay, lời ca sâu sắc… Ðược nghe khen thế, tôi bắt đầu nói tiếp, tiếp nữa để các bạn biết thêm về đạo. Nhiều lần, tôi còn mở các clip thánh ca cho các bạn nghe. Thời buổi mạng phát triển mà, vì thế tôi hay chia sẻ các tin bài giáo lý, Lời Chúa trên trang cá nhân mình và gởi cho các bạn đọc. Tôi thấy vui khi nhận được hiệu ứng tích cực từ bạn bè và kể cả thầy cô dạy tôi. Khi nói về tôi, họ thường nhắc “bạn đó tham gia ca đoàn bên đạo, hăng hái, hết mình”. Dùng những gì Chúa cho để phục vụ mọi người và làm họ có ý hướng niềm tin về Chúa, đó là điều mà tôi đã và đang làm.

THAM GIA CÁC HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI

Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Sinh viên Trường Ðại học Văn Hiến): Trong bức thư vừa rồi của Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai gởi tới các bạn sinh viên nhân năm học mới, tôi thấy đánh động ở lời dạy ứng xử trong các mối quan hệ: “Trong lúc chăm chỉ học hành thu thập kiến thức, các con cũng phải siêng năng và kiên trì học lấy sự vâng lời của Chúa Giêsu. Sự vâng lời ấy phải được nhận thức và thể hiện cách phong phú trong các mối tương quan hằng ngày của các con. Với Chúa, hãy tuân giữ các giới răn của Người. Với cha mẹ, hãy sống là người con ngoan. Với thầy cô, hãy chứng tỏ mình là những học trò hiền. Với bạn bè, hãy là một Kitô hữu tốt lành”. Thời gian học đại học, tôi tham gia một số phong trào, cũng được dịp cọ xát thực tế với các hoạt động, lễ hội, và nhân cơ hội đó, tôi đã cố tận dụng hết khả năng sức lực để cống hiến. Khi tham gia đoàn hội, tôi đi giúp đó đây, trao quà cho người nghèo, thăm hỏi các sinh viên gặp khó khăn, gởi những lời động viên của mình. Ðối xử chân thành với bạn bè, làm nhiều việc tốt cũng là cách thể hiện lòng đạo.

NHỮNG CHUYẾN ÐI…

Anh Hoàng Trung Nguyên (Sinh viên Trường Ðại học Nông Lâm TPHCM): Hiện tại tôi là một sinh viên xa quê lên TPHCM học tập. Nơi đất khách quê người này, thú thật, việc sống đạo đôi khi lơ là hơn lúc ở nhà cùng với bố mẹ. May mắn thay là tôi được bạn bè giới thiệu vào nhóm sinh viên Công giáo Thiên Ân. Ðến nhóm, tôi có thêm nhiều bạn, có niềm vui, đặc biệt là củng cố lại đức tin sống đạo của mình. Thông qua các chương trình tông đồ xã hội của nhóm như đến các trại tâm thần, mái ấm, trung tâm bảo trợ xã hội..., tôi nhận ra còn rất nhiều mảnh đời cần được sẻ chia và mình có thể ra sức đóng góp dù bằng những hành động nhỏ. Ở đó, tuy có các nhân viên và tình nguyện viên, nhưng vẫn rất cần sự cộng tác của nhiều người. Tôi cảm thấy thấm thía ý nghĩa cuộc sống và cảm ơn Chúa vì những gì Chúa ban cho mình. Mỗi chuyến đi như thế, tôi thấy hay lắm và càng muốn gắn bó với nhóm để có thể đi nhiều hơn. Tôi biết, tôi phải cố gắng thật nhiều trong việc học và cả đời sống đức tin của mình mỗi ngày. Có như vậy mới trở thành người Kitô hữu tốt, giúp cho mọi người nhận biết Chúa.

SINH VIÊN GIÚP NHAU THĂNG TIẾN

Chị Dương Thị Thanh Thủy (Sinh viên Trường Ðại học Ngân hàng): Niềm tin không phải thể hiện hiện bằng lời nói mà phải qua những hành động của bản thân mình. Trong cuộc sống, tôi đã cố gắng sống đức tin bằng sự quan tâm đến mọi người xung quanh khi ai đó cần giúp đỡ. Nơi xứ đạo, tôi tham gia các hoạt động tông đồ, cộng tác vào việc giúp đỡ người nghèo bằng các cách có thể. Hiện giờ là một sinh viên, tôi tham gia vào nhóm SVCG Nông Lâm để cùng với các bạn bè, chúng tôi học hỏi sâu về Lời Chúa và giúp đỡ nhau. Việc học đại học ở Sài Gòn với các sinh viên xa quê sẽ có nhiều khó khăn. Và tinh thần tương thân tương ái sẽ giúp nhau vượt qua khó khăn đó. Tham gia nhóm SVCG, tôi được trau dồi kỹ năng, thăng tiến chính mình. Từ đó, tôi sửa đổi những đức tính xấu, phát huy những điều tốt và lan tỏa cho bạn bè xung quanh.

“Là một Kitô hữu trong xã hội hôm nay, việc học của các con không chỉ dừng lại ở việc trang bị những kiến thức hay kỹ năng, mà nó còn phải đạt được những mục tiêu cao hơn nữa. Ðó là lòng đạo đức phục vụ, phục vụ Chúa và Giáo hội của Người, phục vụ anh chị em xung quanh tùy theo khả năng của mình, không phân biệt người đó là ai và như thế nào. Như vậy, để là một Kitô hữu tốt, song song với việc trau dồi kiến thức, các con phải học thêm nữa về lòng đạo đức phục vụ”(Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Thư gởi Sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2020 - 2021)

HÙNG LUÂN thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Dù vậy, cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.