Ngăn chặn bạo lực từ cách dạy con theo tinh thần Công giáo

Bạo lực học đường đã và đang là một trong những hiện tượng gây nhức nhối xã hội. Trước khi chờ các cấp các ngành đưa ra biện pháp ngăn chặn hoặc xóa bỏ tình trạng này, một số bậc phụ huynh Công giáo mà chúng tôi gặp đã chia sẻ câu chuyện ứng xử từ trải nghiệm của họ qua lăng kính Kitô giáo.

Các bậc phụ huynh khuyến khích con gia nhập ca đoàn hoặc một tổ chức đoàn thể Công giáo

Ngăn hành vi bạo lực từ trong “trứng nước”

Chị Nguyễn Minh Tâm, 32 tuổi (ngụ Q3, TPHCM) nhớ lại thời đi học hồi lớp Bốn, bị một nhóm bạn ăn hiếp, hễ gặp mặt ở cổng trường là tát, còn hăm sẽ đánh nặng nữa nếu méc giáo viên. Cô bé Tâm ngày ấy sợ không dám đến trường. Mẹ Tâm gặn hỏi và thay vì vào lớp làm ầm lên với giáo viên, ba mẹ đã đón ngay mẹ của đứa cầm đầu “đại bàng con” nói chuyện. Với cánh nói nhã nhặn, mẹ của cô bé kia đã nghiêm khắc la mắng con mình, bắt con xin lỗi “bạn Tâm” ngay. Từ đó, Tâm không chỉ không còn bị đánh nữa, mà còn trở thành bạn của “cô bé đại bàng” đó. Bây giờ chị Tâm đã là mẹ của hai con, bà ngoại của con chị cũng vẫn luôn nhắc người mẹ trẻ phải dạy con không được cào, cấu hay đánh bạn ngay từ khi mới đi nhà trẻ.

Cách nhà chị Tâm không xa, ông Trần Công, 47 tuổi, chủ một tiệm sửa xe cho biết, vốn là dân “bảy núi” (An Giang), ông cũng lận lưng được một ít ngón võ như phần đông thanh niên vùng Thất Sơn, thế nhưng chưa hề đánh ai. Hai con trai ông cũng được ba dạy võ cho từ nhỏ và ông cũng không cho chúng hiếp đáp những người yếu hơn. “Nghe con trò chuyện cùng bạn bè về những vụ đánh nhau là tôi gạt ngang. Hồi nhỏ, mỗi khi để ý thấy con có một cây bút lạ, một quyển truyện mới mà không do tôi mua, tôi gặng hỏi ngay. Khi biết con tước đoạt của bạn, tôi khẻ tay nó và dẫn vào lớp xin lỗi bạn, trả đồ cho bạn. Dạy võ cho con, tôi luôn nhắc con dùng võ để tự vệ và bênh vực người cô thế chứ không phải để đánh hay giựt đồ dùng của bạn”, ông Công nói.

Cũng vậy, ông Nguyễn Duy Khanh, 50 tuổi (ngụ Bình Thạnh, TPHCM) kể, mình từng khẻ tay con trai lúc nó học cấp 2 khi biết thằng bé vào lớp đánh bạn: “Tôi nghe bạn bè nó méc lại, rồi giáo viên chủ nhiệm mời tôi vào làm việc. Thay vì bênh con, cho rằng con mình bị đánh nên mới đánh lại…, tôi nhận khuyết điểm cùng cô chủ nhiệm, bắt con tôi xin lỗi cô và bạn bị đánh. Về nhà, tôi lấy thước khẻ tay cháu rất mạnh và nói cháu nếu có bị bạn ăn hiếp, hãy về nhà nói cùng tôi chứ cấm không được đánh nhau như thế. Nó hỏi tại sao, tôi chỉ nói một câu: Vì con là người có đạo nên phải sống tốt, không dùng bạo lực giải quyết vấn đề…”.

Chị Tâm và ông Công, ông Khanh là những bậc phụ huynh dạy con theo tinh thần Công giáo. Không đến nỗi “ai tát má phải, đưa luôn má trái…”, mà họ ngăn bạo lực từ chính gia đình, giúp con ý thức những hành vi bạo lực là xấu.

…và trong thế giới ảo

Có những chuyện đáng buồn và gây sốc đang tràn lan trên mạng như chuyện đánh “hội đồng” một nạn nhân rồi quay clip tung lên facebook. Phụ huynh Công giáo phản ứng thế nào trước hiện trạng này?

Ông Nguyễn Mạnh Cường, 67 tuổi (Q1, TPHCM) có hai đứa cháu ngoại và thường nhắc con rể, con gái phải để mắt đến các cháu. Riêng ông mỗi khi đến nhà con gái, hay hỏi hai cháu nghĩ gì về những clip đánh bạn, xé quần áo… rồi luôn khuyên dạy cháu: “Là người Công giáo, hãy nhớ hình ảnh Chúa Giêsu bị đánh và lột áo ra. Ðó là một sự sỉ nhục vô cùng! Vậy, nếu thấy cảnh đó, các cháu cần phải can ngăn chứ không vô cảm đứng nhìn rồi thản nhiên quay clip tung lên mạng”. Ông cũng nói thêm, chuyện đánh bạn, quay clip không chỉ sỉ nhục bạn mà còn làm hư danh của trường, hại đến uy tín giáo viên chủ nhiệm, điều đó không nên chút nào.

Bà Trần Thị Thanh, 45 tuổi (Q5, TPHCM) nhắc lại câu chuyện cũ: “Lần đó, nghe con gái là học sinh lớp 10 nói với bạn qua điện thoại ngày mai sẽ “xử” cô bạn cùng lớp vì tội chửi nó trên mạng. Tôi can lại và nói mạng là thế giới ảo, đừng biến nó thành thế giới thực. Tôi cũng không cho con chửi bạn lại trên facebook. Ngày hôm sau, mình nhín chút thời gian vào lớp với con, xin phép giáo viên chủ nhiệm cho gặp người bạn chửi con tôi rồi giải thích cho cả hai hiểu rằng không nên nói xấu nhau, chửi nhau trên mạng để rồi một lúc nào đó trở thành cuộc đánh nhau ngay trong sân trường, như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác”. Cô bé bạn của con bà Thanh cũng có đạo nên sau một hồi được “dì Thanh” phân tích, cô mềm lòng. Từ đó, “cuộc chiến” trên mạng giữa hai cô gái tuổi mới lớn không tái diễn nữa.

Muốn ngăn con cái quay vào quỹ đạo bạo lực hoặc bất cứ hoạt động không lành mạnh nào khác, theo ông Trần Văn Sơn, 46 tuổi (Q8, TPHCM) thì lúc nhỏ nên cho trẻ tham gia sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể trong giáo xứ. Sau đó, các bậc phụ huynh khuyến khích con gia nhập ca đoàn hoặc một tổ chức đoàn thể Công giáo. Các hội đoàn này thường có những buổi dã ngoại, những chuyến tĩnh tâm, hành hương, đi làm từ thiện…Từ đó, hình thành cho con trẻ một nhân cách tốt để trở thành một Kitô hữu mẫu mực. “Tôi cho rằng đây là cách tốt nhất của gia đình trong thời buổi hiện nay để con vừa không dùng bạo lực và cả không tham gia vào các hành vi bạo lực của bạn bè”, ông Sơn nêu ý kiến. Ông cũng cho rằng, điều quan trọng chính là sự quan tâm của ba mẹ với con cái. Ðừng bao giờ đổ thừa hoàn cảnh hoặc vin vào cớ quá bận bịu, phụ huynh chỉ bỏ vài chục phút nói chuyện cùng con cái, kiểm tra những quan hệ của con, kể cả thế giới mạng để can thiệp đúng lúc. Và thay cho tiếng chửi, roi vọt là cách cư xử đầy tình yêu thương và trách nhiệm…

Cùng một vấn đề, người Kitô hữu cần tìm cho mình cách ứng xử sao cho phù hợp với tinh thần Phúc âm thay vì theo bản năng bình thường của con người.

Nguyễn Ngọc Hà

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.