Nghĩ về việc dạy thêm

Cuối tuần, vào ngày nghỉ, nếu ai ở đô thị sẽ thấy cảnh một số phụ huynh chở con cháu mình đi học học thêm. Từ việc này cho thấy, nếu như mỗi em phải học thêm mấy môn chính là Toán, Văn và Ngoại ngữ, số tiền học thêm cũng không hề thua kém số tiền học phí phải đóng hằng tháng. Bởi vậy học thêm dù là bồi dưỡng mở mang kiến thức, nhưng rõ ràng tăng gánh nặng học hành cho học sinh, áp lực thời gian và tài chính cho phụ huynh, và đương nhiên là gia tăng thu nhập cho giáo viên mở lớp. Hơn nữa, học thêm lấy đi khoảng thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động khác của những đứa trẻ. Việc dạy thêm, học thêm bị ngành giáo dục cấm, làm chặt trên giấy tờ, nhưng chắc chắn chỉ là hình thức.

Lương giáo viên quá thấp: Biết cấm dạy thêm nhưng 'nhắm mắt' làm vì mưu  sinh?

Liên quan đến vấn đề này, trong phiên họp ngày 20.11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo bày tỏ: dạy thêm, học thêm và việc học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế của người học và rất đa dạng. Ông đề nghị bổ sung việc dạy thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kêu gọi sự giám sát của các địa phương.

Trên thực tế, việc dạy thêm dù có được chế tài kiểm soát bằng luật đi nữa, có thể sẽ rất khó để hạn chế, vì đã vận hành theo nguyên tắc cung - cầu, nên có tính khách quan của nó. Nhìn từ góc độ đó, sẽ thấy những người có con học giỏi năng khiếu ở một số môn, sẽ tìm thầy cô giáo giỏi để tăng kiến thức cho con em họ, còn người có con học yếu kém thì sẽ tìm thầy cô để phụ đạo cơ bản. Có em học lực trung bình vừa phải, nhưng bố mẹ không có năng lực để kèm cặp, nên họ cũng tìm đến thầy cô để trợ giúp. Điều đó có nghĩa là việc học thêm không chỉ xuất phát từ phía nhà trường và thầy, cô, mà còn từ nhu cầu của chính các gia đình.

Với thầy cô là những người có trình độ, năng lực, nhưng lại sống chật vật với đồng lương eo hẹp, trong khi lương của ngành giáo dục chưa cải tiến đời sống, thì cách này cách khác họ cũng có quyền gia tăng thu nhập từ lao động chân chính và từ bằng cấp nghề nghiệp của mình.

Việc cấm dạy thêm, học thêm với 53 ngàn trường học hiện nay ở 63 tỉnh thành phải chăng đó là một toan tính không khả thi và phi hiện thực? Có lẽ chỉ nên kiểm soát các tính chất tiêu cực, biến tướng của nó như ép buộc học sinh, thu tiền giá cao, hoặc có những hành vi vi phạm đạo đức chức nghiệp.

Đã từng có tư duy theo kiểu không quản được thì cấm. Đó là một sự chủ quan, bởi đôi khi việc bị cấm lại đang vận hành theo một quy luật khách quan. Do đó nên cân nhắc “quản” hay “cấm” việc học thêm?

Ngô Quốc Đông

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley:
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.