Ðó là họa sĩ Trần Ðình Thọ, sinh ngày 2.10.1919 tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Năm 1939, ông thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương khóa XIII (1939-1944), khóa cuối cùng của trường do nhà nước Bảo Hộ điều hành.
Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia sinh hoạt với Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và Hội Văn hóa cứu quốc, vẽ bìa, phụ bản và minh họa cho các tờ báo đương thời tại Hà Nội.
Chân dung họa sĩ Trần Đình Thọ
|
Ông thành thạo nhiều chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu nước, khắc gỗ… Ðề tài chủ yếu là hoạt động sản xuất, chiến đấu chống ngoại xâm, đời sống nông thôn, đời sống xã hội… Ông được xem là họa sĩ tiêu biểu cho dòng hiện thực tạo hình cách mạng. Vừa sáng tác, họa sĩ Trần Ðình Thọ vừa đảm nhận công việc giảng dạy, đào tạo các thế hệ tiếp theo sau. Với quá trình dài 30 năm trong lĩnh vực đào tạo, trong đó có 20 năm làm hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1964 - 1984), ông được kính trọng và được coi là người thầy mẫu mực, liêm khiết.
Năm 2001, ông được giải thưởng nhà nước về văn hóa và nghệ thuật đợt 1 cho các tác phẩm sơn mài nổi tiếng: Ra đồng - 1961, Ðêm hành quân - 1974, Tre - 1957, Cây ở miền núi - 1993, Kéo pháo Ðiện Biên -1994. Ngoài giải thưởng này, ông còn được giải nhì triển lãm 10 năm đồ họa toàn quốc 1975 - 1985, giải triển lãm quân đội 1984, giải triển lãm Salon Unique 1943 và nhiều huân chương, huy chương...
Rất nhiều tác phẩm của ông được lưu giữ ở các bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng bên Nga, Cộng hòa Tiệp Khắc, bảo tàng Phương Ðông, bảo tàng Nghệ thuật Bratislava (Cộng hòa Séc)… cũng như trong nhiều bộ sưu tập tư nhân Việt, Pháp, Nhật, Ðức, Ý, Ba Lan.
Ông mất vào tháng 2.2011 vì tuổi già sức yếu, hưởng thọ 92 tuổi.
Đính chính:
Do sơ suất trong tra cứu tư liệu nên bài trong mục Dòng chảy văn hóa (báo CGvDT số 2297, trang 40) viết họa sĩ Phạm Văn Đôn là người hiệu trưởng lâu nhất của trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Sự thực Phạm Văn Đôn có tham gia giảng dạy, nhưng làm hiệu trưởng 20 năm (từ 1964 - 1984) là họa sĩ Trần Đình Thọ (bạn cùng khóa với họa sĩ Phạm Văn Đôn).
Xin cáo lỗi với độc giả.
|
LM Giuse Nguyễn Hữu Triết
Trưởng ban Mục vụ Văn hóa TGP.TPHCM
Bình luận