Nguy cơ từ biến thể Omicron

Thế giới đang hoang mang trước sự xuất hiện của biến thể Omicron của SARS-CoV-2, theo đó tập trung số lượng đột biến cao nhất từ trước đến nay, và trong vòng 1 tuần biến thể này đã xuất hiện khắp 5 châu lục.

Vài tuần trước, Nam Phi vẫn là quốc gia hình mẫu trong nỗ lực chống dịch Covid-19. Sau vài đợt bùng dịch, bao gồm làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta, các ca mắc mới trong ngày giảm mạnh và tạm lắng. Ðột nhiên, nhiều ca dương tính với siêu vi Corona bất ngờ được ghi nhận trong số các sinh viên đại học xung quanh TP Pretoria, một trong 3 thủ đô của Nam Phi. Ban đầu, các nhà khoa học mặc nhiên cho rằng biến thể Delta là nguyên nhân đằng sau vụ bùng phát này. Dù vậy, để chắc chắn, họ quyết định giải mã gien di truyền một trường hợp. Kết quả hoàn toàn gây kinh ngạc.

Bất ngờ lộ diện

“Bỗng dưng một biến thể với nhiều đột biến xuất hiện”, Ðài NPR dẫn lời tiến sĩ Jeremy Luban, nhà siêu vi trùng học của Ðại học Massachusetts (Mỹ). Các nhà khoa học ở Nam Phi và Botswana cho biết biến thể mới có khoảng 50 đột biến ở chuỗi gien di truyền. Trong số này, 32 đột biến tập trung ở các protein gai, phần mà nhiều dòng vắc xin hiện tại sử dụng để “huấn luyện” hệ miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Ngược lại, các biến thể khác, như Delta, chỉ có không đầy 20 đột biến.

Ngày 24.11, Nam Phi gởi báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hai ngày sau, WHO nhanh chóng đặt tên cho biến thể mới là Omicron, đồng thời xếp nó vào danh sách biến thể đáng lo ngại. Omicron lập tức gây cảnh báo toàn cầu, khiến một số quốc gia phong tỏa biên giới hoặc giới hạn đi lại. Còn các nhà khoa học nỗ lực chạy đua nhằm xác định mức độ nguy hiểm của biến thể mới, và liệu có cần điều chỉnh các dòng vắc xin ngừa Covid-19 hiện tại nếu muốn chặn đứng đà tấn công của làn sóng mới hay không.

Chỉ mất vài ngày kể từ khi Nam Phi báo động, Omicron đã xâm nhập hơn 10 quốc gia tại 5 lục địa. Ngày 29.11, WHO cảnh báo biến thể này có nguy cơ “rất cao”. Ðến nay, giới khoa học chỉ nắm được thông tin hạn chế về Omicron. Tuy nhiên, một số manh mối cho thấy biến chủng này có thể nhanh chóng gây bùng dịch cho nhiều khu vực của thế giới, và có thể là chủng gây lây nhiễm nhất từng được biết đến từ trước đến nay.

Vượt trội Delta?

Như đã đề cập ở trên, 32 trong số 50 đột biến khiến các nhà nghiên cứu lo ngại về Omicron tập trung ở protein gai. Ðây là protein có hình dạng cấu trúc nhọn bao phủ bề mặt siêu vi và có công dụng giúp chúng nối kết vào tế bào người. Bản thân Delta cũng sở hữu tổ hợp đột biến nguy hiểm, giúp nó trở thành biến thể nguy hiểm nhất trước khi Omicron lộ diện.

Trong 2 tuần qua, Omicron lan đến ít nhất 7 trong tổng số 9 tỉnh của Nam Phi, nhanh chóng vượt qua Delta để trở thành biến thể hoành hành mới nhất tại nước này. Ở trường hợp Nam Phi, nhà siêu vi trùng học Pei-Yong Shi của Ðại học Texas (Mỹ) nhận định rằng Omicron đã vượt qua Delta: “Dựa trên dữ liệu dịch tễ học, dường như biến thể mới có những lợi thế hơn hẳn trong việc lây nhiễm so với các biến thể trước đó”.

Ðến thời điểm này, Delta vẫn là biến thể lây nhiễm mạnh nhất trên bình diện toàn cầu. Trong vòng 9 tháng, nó càn quét khắp các lục địa, ngoại trừ Nam Cực, lấn át những biến thể khác và khiến số ca tăng vọt. “Thế nhưng, hiện ai nấy đều lo ngại Omicron sở hữu năng lực lây lan mạnh hơn Delta. Dựa trên ấn tượng ban đầu, có vẻ như điều đó có thể xảy ra. Cũng có thể là điều ngược lại, tạm thời chẳng ai có thể biết được chính xác là con người đang đối mặt với điều gì vì dữ liệu quá giới hạn”, theo chuyên gia Luhan của Ðại học Massachusetts. Dữ liệu hiện có phần lớn đến từ các chùm ca nhiễm ở đại học Pretoria. Và cần phải mất khoảng 2 tuần để có bức tranh toàn cảnh hơn về Omicron. Ðiều tạm thời có thể mang đến cái nhìn lạc quan là cho đến nay, có vẻ phần lớn những bệnh nhân nhiễm biến thể mới chỉ bị những triệu chứng nhẹ, như ghi nhận của các chuyên gia y tế ở tỉnh Gauteng, đông bắc Nam Phi. Báo Le Monde dẫn lời bác sĩ Unben Pillay cho biết: “Những người bị Omicron tấn công thường bị những đợt ho nhẹ, sốt, đổ mồ hôi ban đêm”. Tuy nhiên, theo bác sĩ, do còn quá mới nên vẫn chưa thể kết luận được về độc tính của biến thể mới.

Việc tiêm mũi nhắc

WHO nhấn mạnh bằng chứng sơ bộ ghi nhận một thực tế: Omicron làm tăng nguy cơ tái nhiễm ở người đã khỏi bệnh. Vì thế, những người từng mắc Covid-19 có thể dễ bị lây bệnh một lần nữa. Nhà siêu vi trùng học Paul Bieniasz của Ðại học Rockefeller (Mỹ) và đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về các đột biến then chốt ở Omicron. Họ phát hiện nhóm đột biến này có thể ngăn chặn phần nào việc kháng thể tiêu diệt siêu vi.

“Dựa trên dữ liệu, chúng tôi cho rằng Omicron sẽ đề kháng mạnh trước những kháng thể ở người đã khỏi bệnh hoặc người được tiêm dòng vắc xin ARNm”, chuyên gia Bieniasz cảnh báo. ARNm là công nghệ được sử dụng để điều chế vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer và Moderna (Mỹ). Ông dự đoán vắc xin sẽ giảm hiệu lực trước biến thể mới. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông cũng phát hiện, cho đến nay, con người có thể tăng cường năng lực bảo vệ trước bất kỳ biến thể nào nếu họ 3 lần phơi nhiễm với siêu vi (nói chung). Ðiều này có nghĩa là họ cần tiêm 3 mũi (nếu chưa từng nhiễm bệnh), hoặc 2 mũi sau khi đã nhiễm và khỏi bệnh.

Ðó là lý do các nước phát triển đang đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi nhắc, thậm chí Anh đã rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 từ 6 xuống còn 3 tháng sau mũi thứ 2 để đối phó làn sóng lây nhiễm mới. Các hãng dược như Moderna, Pfizer, hoặc Viện Gamalaya (cơ quan nghiên cứu và điều chế vắc xin Sputnik V của Nga) thông báo sẽ nhanh chóng phát triển phiên bản vắc xin có cập nhật biến thể mới, nhanh nhất trong vòng 45 ngày, để phục vụ nhu cầu tiêm tăng cường trên thế giới.

Tuy nhiên, không có đột biến nào có thể giúp siêu vi né tránh những biện pháp phòng vệ như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và duy trì giãn cách xã hội. Thậm chí ngay cả với đột biến dễ dàng lây lan trong không khí, việc thường xuyên mở cửa hoặc hệ thống thông gió tốt sẽ ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Mặt khác, chuyên gia Bruno Lina, Giáo sư về siêu vi trùng học của Bệnh viện Ðại học Lyon (Pháp), nhận định: “Chúng ta phải báo động và cảnh giác trước Omicron. Tuy nhiên, thế giới không phải bắt đầu lại từ số không. Ðây không phải là một dịch mới. Omicron có nhiều đặc tính gây lo ngại nhưng chúng ta vẫn có vũ khí để phòng chống hiệu quả: vắc xin, các biện pháp vệ sinh, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang…”.

HỒNG HOANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.