Nguyễn Ðình Ðầu một trí thức dấn thân

Nguyễn Đình Đầu - nhà “Việt địa bạ học”

Có những tác giả mà tên tuổi có thể được khẳng định chỉ qua một công trình. Công trình nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn đáng để được xem là một trường hợp như thế. Ngay sau khi ra đời những tập đầu tiên vào những năm 1990, bộ sách này đã gây được tiếng vang trên các diễn đàn nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước, được cả giới nghiên cứu và bạn đọc phổ thông đón nhận nhiêt tình. Cầm lên một quyển trong số đó, ta có thể hiểu ngay độ dày công phu, chiều sâu tổng hợp của người chủ trì công trình đó: bác Nguyễn Đình Đầu.

Viết những lời tán dương công trình ấy, thiết nghĩ cũng là hành động thừa. Đã quá nhiều bài báo ngợi ca. Đã quá nhiều sự nhận biết và ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, chỉ khi tiếp cận với khối lượng khổng lồ các phiếu ghi chép tỉ mỉ, với rất nhiều những bản thảo khác nhau được dập ghi sửa đè, trao đổi qua lại với nhà xuất bản, với chi chít những ghi chú, với những thư từ của ông và các học giả trong ngoài nước liên quan đến việc thành hình quá trình “bạch hóa” khối tài liệu địa chính quốc gia của thế kỷ XIX, chúng ta mới thật sự hiểu rằng, tác giả đã tốn công sức, thời gian và tâm huyết, nghị lực ở mức độ đáng khâm phục để làm một điều mà trước kia và có thể cả sau này, không có ai làm được, hay nói cách khác, khócó ai có được sự bền chí như ông để đi đến tận cùng hoài tâm học thuật ấy.

Một nguồn tài nguyên quý giá tưởng chừng bị khóa kỹ, đã được mở ra cho tất cả mọi người.

Và quả ngọt đã đến từ lao động ấy: khi nói đến hai từ “địa bạ”, người ta nghĩ ngay đến tên ông chứ không thể là ai khác, và khi nói đến Nguyễn Đình Đầu, người ta kính nể gọi ông là “nhà địa bạ học”.

Ông Nguyễn Đình Đầu bên bộ sưu tập bản đồ cổ

Nguyễn Đình Đầu - nhà cương vực học

Trong lĩnh vực nghiên cứu cương vực Việt Nam qua các thời kỳ, có thể ví von thú vị rằng, chính ông đã trở thành “tài nguyên quốc gia”. Tài nguyên đó không nằm ở khối lượng khổng lồ các bản đồ mà ông sưu tầm được để phục vụ nghiên cứu. Tài nguyên đó nằm ở những hiểu biết đa chiều, liên ngành của ông, để có thể diễn dịch từng tấm bản đồ vô tri đó thành lịch sử dân tộc, một lịch sử của mồ hôi và xương máu. Đặc biệt, ông đã góp được một tiếng nói vô cùng quan trọng trong quá trình khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước, đóng góp những bằng chứng khoa học chứng minh cho chính nghĩa lịch sử của Việt Nam trong những tuyên bố chính thức của quốc gia.

Sách ông ra liên quan đến những vấn đề về cương vực, biên giới, hải đảo cũng khá là dày dặn, từ những công trình riêng có ban đầu cho đến những công trình của nhà nước - cho nhà nước những năm gần đây. Hy vọng đến một ngày nào đó, tất cả những nghiên cứu ấy sẽ được tập hợp và hệ thống hóa lại trong một “tập đại thành” về cương vực, để ghi dấu về ông như là một nhà cương vực học hàng đầu.

Nguyễn Đình Đầu - nhân chứng lịch sử

Có thể gọi ông là con người của “hai góc nhìn, ba sự kiện”

Hiếm ai có may mắn như ông, được tận mắt chứng kiến - thậm chí ở một mức độ nào đó tham dự vào - ba sự kiện lớn của dân tộc: sự kiện giành-độc-lập năm 1945, sự kiện đạt-hòa-bình năm 1954 và sự kiện được-thống-nhất năm 1975. Chúng ta biết rằng, độc lập, hòa bình, thống nhất đã từng là niềm ước ao đằng đẵng của mấy thế hệ, trải dài qua hai thế kỷ XIX-XX.

Năm 1945, hai mươi lăm tuổi, chỉ trong vòng vài tháng - từ tháng 6 đến tháng 8 của năm, người thanh niên Công giáo Nguyễn Đình Đầu lần lượt tham gia vào bộ máy hành chính của hai chính phủ: Chính phủ Trần Trọng Kim, với tư cách Giám sát Lao công Bắc kỳ, đồng thời là Hội trưởng của phong trào Thanh Lao Công (Thanh niên lao động Công giáo - JOC) Hà Nội; và chính phủ Hồ Chí Minh, với tư cách là Tổng giám đốc Tổng nha Lao động toàn quốc.

Nền độc lập của nước nhà lần đầu được khẳng định từ chính những người Việt Nam sau quá trình bị ngoại bang đô hộ 81 năm ròng rã.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cuộc kháng chiến trường kỳ ấy đã tạo dựng đỉnh cao chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Minh trước quân đội Pháp, dẫn đến cuộc hòa đàm Genève. Khi đó, ông Đầu đang ở Pháp, chung lập trường ủng hộ chính phủ Việt Minh như các bạn bè của ông: Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, những người cũng từng tham gia cả hai chính phủ Việt Nam hình thành năm 1945 xưa kia. Và ông thể hiện lập trường bằng hành động cụ thể: báo Thống Nhất với chủ trương ủng hộ thống nhất đất nước, ủng hộ việc Pháp đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh được in ngay tại Paris và do ông làm Tổng biên tập.

Bằng Hiệp định Geneve ấy, hòa bình đã được tuyên bố lập lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam [cho dù nó một lần nữa đổ vỡ, sáu năm sau đó], sau 90 năm chiến đấu.

Sau hòa bình, Nguyễn Đình Đầu về sinh sống ở Sài Gòn với chuyên môn nhà giáo và nghiên cứu sử địa. Tuy nhiên, có lẽ lịch sử đã định cho ông luôn phải đóng một vai nào đó trên vũ đài chính trị quốc gia. Ông chọn cho mình con đường của “Lực lượng thứ ba” và luôn trung thành với con đường đó, một lựa chọn đem đến cho ông không ít những sóng gió phẩm bình, những ngại ngần lo sợ cũng như những tác động lôi kéo của không chỉ một bên. Ông cũng thật bản lĩnh để có thể vượt lên trên những sóng to gió lớn mà cả dân tộc đã phải chống chỏi trong thời kỳ đó.

Một lần nữa, ông xuất hiện trong những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, như một người lao công của lịch sử, một từ khiêm tốn nhưng đã gắn bó theo ông từ ngày mới dấn thân: thanh tra lao công, hội thanh niên lao động… Ông đã đóng tròn vai, và có thể nói, góp được một phần trong kết thúc phù hợp của cuộc chuyển giao tháng Tư.

Ông đã tham gia vào sự kiện dân tộc trọng đại thứ ba trong đời mình như vậy đó.

Sau 1975, ông vẫn tham gia tích cực vào những hoạt động chính trị và tôn giáo, trong phạm vi mà ông có thể: vai trò trong Hội Bảo trợ nhà trường những năm đầu tiên, vai trò trong Tiểu ban Nhân sĩ, trong Mặt trận Tổ Quốc, và đặc biệt có những tác động không nhỏ trong quá trình tạo dựng sự thấu hiểu giữa chính quyền và Tòa Tổng Giám mục. Các hoạt động nghiên cứu của ông trong phạm vi thành phố cũng như phối hợp với đội ngũ trí thức phía Bắc cũng rất nhanh chóng được tạo lập và duy trì thường xuyên.

Nếu như thời kỳ trước đó, ông đã từng là Giám đốc sáng lập của tờ báo Công giáo “Sống Đạo” thì xuyên suốt sau ngày thống nhất cho đến tận hôm nay, ông miệt mài viết cho tờ Công giáo và Dân tộc. Ông thực hiện nghĩa vụ con Chúa bằng chính ngòi bút của mình.

Với một lý lịch hoạt động như thế, chúng ta không lạ khi ông có cơ hội tiếp cận và đôi khi là được làm việc cùng những tên tuổi lớn, những yếu nhân, cho dù ở phía bên này hay phía bên kia, cho dù là chính trị gia hay là nhà khoa học thuần túy: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Ngô Đình Nhu, Bửu Lộc, Phạm Ngọc Thảo, Dương Văn Minh, Lý Chánh Trung, Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình...

Vì lẽ ấy, xin được gọi ông là con người của hai góc nhìn lịch sử.

Phát biểu về ông, vị lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Xuất nói: “Tôi quý mến bác Nguyễn Đình Đầu như là một nhà nghiên cứu cẩn trọng, nghiêm túc... Bác đã hoàn thành những công trình rất quý báu mà không phải ai cũng có thể làm được, có những hướng khám phá độc đáo, như nghiên cứu về địa bạ, khám phá về vị trí cầu tàu thật sự mà Bác Hồ đã từ đó ra đi tìm đường cứu nước,... Cho dù quan điểm đánh giá một số sự kiện, nhân vật lịch sử giữa tôi và bác có thể có chỗ khác nhau, thì như chính bác Đầu phát biểu, tôi và bác luôn là những người bạn tâm giao, luôn luôn quý trọng nhau”.

Đó cũng là cảm nhận chung mà nhiều người, nhiều giới dành cho ông.

Phan Thành Nhơn

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.