Những đổi thay từ đại dịch covid-19

Thời dịch Covid-19 ở Việt Nam chưa qua đi hẳn, nhưng nhiều người từ đây cũng đã rút ra được cho mình những bài học và thay đổi ít nhiều trong lối sống.

Từ chuyện tiêu xài...

Chỉ trong 14 ngày giãn cách xã hội, cảm giác cô đơn đã vây bủa từng người. Không có những buổi họp mặt bạn bè, trường học vắng lặng, cơ quan, quán ăn, công ty… đóng cửa. Người ta cũng không nghe tiếng ồn ào của xe cộ như trước đó. Tất cả đã cho con người suy nghĩ về hạn chế của cuộc đời. Không hiếm những trường hợp thay đổi cuộc sống cách thần kỳ. Chị Nguyễn Thị Bích Hợp, 40 tuổi, là chủ một cửa hàng Mini Market tại quận 3 (TPHCM) cho biết, trước đây cứ thích là mua sắm. Chị thường vào tiệm vàng mua nữ trang, hột xoàn…, sau vài tháng chán, đi đổi chiếc khác, mỗi lần đổi như vậy lại lỗ mười mấy triệu đồng, nhất là hột xoàn. Biết vậy, nhưng đó là sở thích, chị không kiềm chế được. Trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh, chỉ nửa tháng, cửa hàng chuyên bán sữa, bánh kẹo cao cấp của chị đã rơi vào khủng hoảng khi chẳng có khách hàng nào đến. Lúc này, người ta cần mì gói, gạo, những thực phẩm thiết yếu chứ không cần những món xa xỉ. Nếu có cần sữa, khách hàng cũng vào siêu thị tìm mua các loại giá phải chăng, không cần loại cao cấp nhập khẩu như tại cửa hàng của chị. Với tiền thuê mặt bằng 30 triệu đồng/tháng, tiền trả công hai nhân viên 8 triệu/tháng, suốt hai tháng chị Hợp gồng gánh không nổi, đành bán đổ bán tháo hàng hóa và trả lại mặt bằng. Chưa đến nỗi trắng tay nhưng chị đã hiểu giá trị của những chục triệu mỗi khi đổi mốt nữ trang. Cuộc sống không thu nhập đồng nào suốt ba tháng trời khiến chị trở nên một con người khác, biết nghĩ đến hai chữ “tiết kiệm”.

Cũng ở Sài Gòn, chị Tuyết Mai, 35 tuổi, là chủ một cơ sở ngoại ngữ thiếu nhi tại quận 1, trước giờ chẳng bao giờ thiếu tiền. Theo chị kể thì mình được thừa kế căn nhà mặt tiền tại phường Bến Thành và mở các lớp Anh văn, Pháp văn, Hoa văn…, tự thu chi. Có tiền dư dả nên chị mặc sức mua sắm. Có những bộ quần áo chị mặc vài lần là đóng gói cho bạn bè. Tối nào, chị cũng cùng chồng con đi ăn nhà hàng, ăn buffet cao cấp. Tết vừa rồi, những tưởng tiền cũng sẽ vào như mọi năm, chị vung tay chi tiêu quá xá, không ngờ lệnh đóng cửa tất cả trường học, kể cả các lớp dạy thêm khiến chị chao đảo. Không có học sinh là không có thu nhập. Chị đã phải mang nữ trang đi bán để có chút tiền trang trải cuộc sống. Lúc này, chị mới thú nhận: “Trước đây, 500 ngàn đối với tôi là chuyện nhỏ, kể cả vài triệu đãi bạn bè một bữa buffet. Thế mà giờ đây, 100 ngàn tôi thấy cũng rất lớn khi tiền điện, nước tới hoặc buổi sáng không biết lấy tiền đâu đi chợ, tiền đâu mua sữa cho con... Nhìn lại tủ quần áo và quá trình mua sắm cũng như tống thải những bộ quần áo trước đây, tôi nhẩm tính mình đã tiêu pha mỗi tháng có khi lên tới trăm triệu đồng mà chẳng tiếc…”. Chị bảo, giờ đây, sẽ đắn đo hơn khi mua sắm, nhất là sau cơn đại dịch, một bài học nhớ đời để biết quý những đồng tiền mình kiếm được và biết tích lũy phòng khi có biến cố gì xảy đến.

...Ðến mối quan hệ gia đình

Không phải chỉ có tiền làm thay đổi con người, mối quan hệ gia đình cũng khác đi trong mùa dịch bệnh. Thường ngày, buổi sáng cha mẹ đi làm hoặc ra chợ buôn bán, con cái đi học. Chiều về có khi cha bận đưa con đến chỗ học thêm, mẹ bận rước con… Vợ chồng chiều xuống mới gặp nhau. Có những ông chồng chưa về vội mà cà kê cùng bạn bè nơi quán nhậu đến say khướt mới về. Con cái “chạy sô” học thêm cũng đến khuya. Vì vậy thời gian chuyện trò để hiểu nhau trong nhà rất ít. Thậm chí chỉ quan hệ trên cơ sở tiền bạc: chi bao nhiêu tiền học cho con, các hóa đơn điện nước, truyền hình, internet… Con cái chỉ mở miệng cùng ba mẹ lúc cần tiền mua sách vở, đóng học phí….

Khi trường đóng cửa, con cái ở nhà, nhiều phụ huynh cũng bất đắc dĩ ở nhà cùng con. Rồi 14 ngày cách ly xã hội, có những cửa hàng, công ty đóng cửa. Người lớn thất nghiệp, con trẻ nghỉ học, tự dưng hai thế hệ nói chuyện với nhau nhiều hơn. Vợ chồng cũng vậy, gặp mặt thường xuyên hơn. Những bữa ăn mà cả gia đình cùng nhau nấu nướng diễn ra rôm rả dưới mái nhà. Người mẹ có dịp trổ tài nấu ăn, người cha không còn quán bia để la cà, chiều về khoe vợ con những món ăn mà ngày xưa mình thích và tự nấu thời sinh viên. Gia đình bỗng sum họp trong hạnh phúc bên mâm cơm, cũng rất đơn giản qua tài nấu nướng của ba hay của mẹ. Bà Lê Tuyết Thu, 45 tuổi, chủ sạp hàng trong chợ Nguyễn Văn Trỗi - TPHCM, thật thà kể: “Dịch bệnh chợ không đóng nhưng buôn bán ế quá, tôi đóng sạp để đỡ tiền thuế. Ở nhà mấy tháng, mình có tiền dự trữ nên cũng không đến nỗi túng bấn. Mỗi ngày, vợ chồng con cái cùng nhau nấu ăn, rồi xem tivi, xem phim trên mạng, theo dõi diễn tiến dịch bệnh qua truyền hình…, tự dưng chúng tôi thấy thật ấm áp!”. Cũng theo bà Thu thì thường ngày bà ra chợ từ sáng sớm đến chiều tối mới về, mặc ông chồng ở nhà lo dọn dẹp cơm nước, còn con cái cứ cắm đầu học hành. Nhưng giờ thì bà hiểu con mình hơn. “Dự định sau dịch, hằng tuần tôi sẽ nghỉ 2 ngày chạy chợ để phụ giúp chồng và chia sẻ thời gian với con cái”, bà nói.

Không chỉ chị Bích Hợp, chị Tuyết Mai hay bà Tuyết Thu, chắc rằng đâu đó có nhiều người cũng nhận ra chính mình thay đổi trong nhận thức và lối sống từ mùa dịch này. Những mất mát của cơn đại dịch đã tác động không ít đến con người, bên cạnh những lo âu, hụt hẫng, người ta cũng nhận ra những tín hiệu tích cực để vun đắp lại cho đời sống khi dịch bệnh qua đi.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Bún chả cá Nha Trang đáng để công phu!
Nói đến ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều người nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà bất cứ du khách trong hay ngoài nước đặt chân đến xứ biển này đều nên thưởng thức qua để biết hương vị như thế nào.
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley:
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.