Những nguyện ước đầu năm

Thời điểm cuối năm 2020 là khoảnh khắc thiêng liêng để nhìn lại một năm đã qua, và hướng đến năm mới 2021. Những tâm tình và sẻ chia của linh mục, tu sĩ, giáo dân trong lúc này, như những hạt giống mới gieo mầm hy vọng trong bước đường phía trước.

NĂM MỚI, HY VỌNG MỚI

Cha Gioan Bosco Hoàng Văn Chính (Tổng Ðại diện giáo phận Ðà Lạt): Là linh mục tổng đại diện hơn một năm qua, nhưng tôi đã cảm nghiệm được sự bình an của giáo phận từ trước đến giờ. Trong năm vừa rồi, cũng có một số biến động trong hàng ngũ linh mục giáo phận, nhưng hy vọng trong năm mới sẽ có những chuyển biến tốt đẹp. Ðặc biệt, đời sống của giáo dân ở phần lớn các giáo xứ cũng rất tốt, việc tham dự thánh lễ hằng ngày rất đông, vốn là nếp sống truyền thống đạo đức. Bên cạnh đó, giáo dân còn nhiệt tâm chung tay trong việc bác ái. Ðiển hình như trong đợt lũ lụt miền Trung, cha quản lý đã gởi về Caritas Hội đồng Giám mục 4 tỷ đồng, là sự góp sức từ các giáo xứ, góp phần vào sứ vụ sống và thực hiện bác ái nơi tha nhân. Bên cạnh đó, chương trình học bổng của giáo phận năm 2020 cũng tiếp tục chăm lo cho khoảng 900 em hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường, trong đó đa phần là trẻ em đồng bào sắc tộc. Chương trình này vốn là ước ao của Ðức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn khi còn tại chức. Ngài luôn mong giúp cho trẻ em dân tộc thiểu số có thể đi học, ít nhất là học hết lớp 5 để biết đọc, biết viết. Ngoài chương trình học bổng này, rất nhiều giáo xứ cũng hình thành nguồn quỹ khuyến học, nâng bước cho nhiều thanh thiếu niên hoàn thành các chương trình cấp 2 - 3 và tiến đến giảng đường đại học. Hy vọng trong năm 2021, những điều tốt đẹp tiếp tục được duy trì, đời sống đức tin ngày càng được thăng tiến trong đường hướng mục vụ của vị giám mục chủ chăn.

NĂM MỚI BÌNH AN, CÔNG VIỆC HANH THÔNG

Chị Maria Vũ Thị Ngọc Tuyết (Giáo xứ Huyện Sĩ, TGP TPHCM): Vì ảnh hưởng dịch Covid-19, nên tôi nghỉ việc quản lý khi đang làm cho một dịch vụ ăn uống ở trung tâm thành phố, với mức thu nhập tốt. Sau khi tình hình tạm lắng, tôi chỉ tìm được việc làm tay trái. Mặc dù không được như ý, nhưng tôi cảm thấy mình cần chấp nhận trong bối cảnh dịch vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, vẫn mong sao trong năm mới 2021, tôi và những người đang trong hoàn cảnh tương tự sẽ tìm được công việc tốt, phù hợp với khả năng. Một khi có việc làm phù hợp, bản thân mỗi người mới có cơ hội phát triển và gắn bó dài lâu với công việc mình yêu mến. Tôi cũng mong rằng, năm 2021 sẽ là năm mới bình an với tất cả mọi người, không còn dịch bệnh, không còn vất vả chống chọi với bão lũ, thiên tai…

ƯỚC MONG ÐỔI THAY NƠI GIÁO XỨ CỔ

Cha Antôn Nguyễn Thanh Vũ (Chánh xứ An Sơn, giáo phận Ðà Nẵng): Giáo xứ An Sơn (giáo hạt Tam Kỳ) tính đến nay tròn 395 năm tuổi, là giáo xứ lâu đời nhất của giáo phận Ðà Nẵng. Tọa lạc tại khu vực có địa hình thung lũng, được bao bọc bởi đồi núi nên dễ bị ảnh hưởng trên diện rộng khi có mưa bão, lũ quét. Chẳng hạn như trong đợt mưa bão vào tháng 10.2020, nhiều hộ dân bị tốc mái nhà, mái ngói nhà thờ cũng bị hư hại, cây cối khắp nơi bị ngã đổ. Nơi đây có kênh thủy lợi Phú Ninh, là nguồn tưới tiêu chính cho nông nghiệp nhưng 40 năm qua bị khô hạn, khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Chỉ một số ít hộ có vốn đầu tư trồng cây keo, cây tràm, 3 - 4 năm mới có thu hoạch nhưng vẫn thường bị mưa bão hoành hành. Cuộc sống khó khăn khiến những người trong độ tuổi lao động (từ 20 - 50 tuổi) phải rời gia đình đi tha phương cầu thực, nên trong xứ chỉ còn người già và trẻ con. Từ năm 2017, khi về làm linh mục coi sóc xứ đạo khoảng 1.000 tín hữu này, tôi chú trọng cơ cấu tái thiết giáo xứ, chăm lo phát triển các hội đoàn và các hoạt động mục vụ thiết yếu. Bao năm qua, tôi vẫn ước mong tìm được một dự án xã hội nhằm tạo công ăn việc làm cho các gia đình, góp phần giúp họ có cuộc sống ổn định hơn ngay trên mảnh đất đã gắn bó máu thịt qua nhiều thế hệ.

MONG NĂM MỚI KHÔNG CÒN COVID-19

Nữ tu Anna Pauline Ngô Thị Ngọ (Dòng Ðaminh Thánh Tâm, giáo phận Xuân Lộc): Là bác sĩ nội tim mạch tại bệnh viện Thống Nhất, kể từ tháng 3.2020, tôi cùng các anh chị em trong đội ngũ y bác sĩ tất bật lăn xả vào công việc với áp lực cao, để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch cũng như chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện theo trách nhiệm được trao phó. Còn nhớ trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều bệnh nhân không dám đến bệnh viện do lo ngại Covid-19, hoặc khi các ngành nghề tạm dừng hoạt động, thì nhân viên ngành y tế vẫn ở tuyến đầu. Ðó cũng là thời điểm khiến tôi trăn trở khi các sinh hoạt đạo đức bị ngưng trệ, thánh lễ ở thánh đường được thay bằng lễ trực tuyến, nhiều sự kiện tôn giáo phải tạm dừng… Trong tình trạng hiện nay, dịch dù đã tạm lắng, nhưng nguy cơ vẫn hiển hiện vì thỉnh thoảng vẫn xuất hiện ca nhiễm mới. Bản thân tôi làm ngành y, nên có lẽ cũng trong tâm thế như các đồng nghiệp, luôn cầu mong sớm có vắc xin và đặc biệt mong muốn dịch sớm chấm dứt, để cuộc sống muôn người, đạo cũng như đời được ổn định trong an hòa.

ÐẨY LÙI NHỮNG HỦ TỤC XƯA CŨ

Ông Ðaminh Nguyễn Trọng (Giáo xứ Tích Thiện, giáo phận Phú Cường): Là chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ trong 28 năm liền, tôi may mắn được cộng tác với các linh mục chánh xứ qua nhiều thời kỳ, để đồng hành với bà con tín hữu trong đời sống đức tin và đời sống thường ngày. Giáo xứ có hơn 3.200 giáo dân, trong đó 600 nhân khẩu là đồng bào sắc tộc Stiêng và Khmer. Ðể đồng hành với họ trong đời sống đức tin, chúng tôi đã duy trì các lớp giáo lý vào Chúa nhật hằng tuần cho các em thiếu nhi, thanh thiếu niên và người lớn. Riêng một số người không biết chữ, các nữ tu dòng Phaolô và La San tận tâm vào tới buôn làng để dạy giáo lý và cầu nguyện với họ. Nhằm giúp đồng bào thiểu số dần hạn chế tục đa thê, thách cưới, các lớp giáo lý hôn nhân của giáo xứ đã góp phần định hướng cho họ tuân theo quy định của giáo luật là hôn nhân một vợ một chồng. Khi có ma chay, chúng tôi cũng đến nhà hiếu để hỗ trợ lo các nghi thức cần thiết, đồng thời khuyến khích tang quyến quàn linh cữu chỉ trong khoảng hai ngày, tránh tình trạng kéo dài từ 5 - 7 ngày và không giết mổ trâu bò ăn uống linh đình như trước. Vừa qua, mặc dù đã xin từ nhiệm nhưng tôi sẽ vẫn cộng tác trong các hoạt động mục vụ, nhất là trong việc đồng hành với đồng bào sắc tộc trong năm mới 2021. Là thư ký Ủy ban Ðoàn kết Công giáo tỉnh Bình Phước từ năm 1989 đến nay, tôi cũng sẽ tiếp tục sứ vụ tạo sự hài hòa giữa chính quyền và cộng đồng giáo dân, nỗ lực vận động bà con sống tốt đời đẹp đạo, chung tay xây dựng nông thôn mới trên nền tảng giáo xứ đã là điểm nông thôn mới tiêu biểu của xã Lộc Ðiền.

Bích Vân (thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok
Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.
Ngôi nhà  cân bằng năng lượng ở Mỹ
Ngôi nhà cân bằng năng lượng ở Mỹ
Một ngôi nhà mang tính đột phá, cân bằng năng lượng (phát thải zero) ở bang Wyoming (Mỹ), đang giúp thay đổi phương thức xây dựng của các nhà thầu. Các chủ sở hữu nhà cũng nhìn nhận về thiết kế thân thiện môi trường này.
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024 lan tỏa tinh thần đổi mới và gia tăng sự kết nối...
Hội Báo toàn quốc 2024, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TPHCM và các bộ, ban ngành tổ chức, đã diễn ra tại TPHCM từ ngày 15.3 đến 17.3.2024.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Hội Báo toàn quốc năm 2024
Sáng ngày 15.3 tại TPHCM, Hội Báo toàn quốc đã khai mạc, quy tụ sự tham dự của 63 chi hội nhà báo các tỉnh, thành cả nước với 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sắp khai mạc tại TPHCM
Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17.3 tại TPHCM. Các cơ quan báo chí trên cả nước đang chuẩn bị những khâu cuối cùng, sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Một điểm đến lý thú để thêm yêu khoa học
Ði vào hoạt động tròn hai năm, Trung tâm Khám phá khoa học Qui Nhơn tọa lạc ở con đường mang tên Ðại lộ Khoa học (phường Ghềnh Ráng, TP. Qui Nhơn) trở thành địa chỉ du lịch khám phá mới được chú ý bởi sự “độc lạ” và “hiếm...
Dubai và dự án  “sân bay của tương lai”
Dubai và dự án “sân bay của tương lai”
Giới lãnh đạo UAE có kế hoạch xây dựng sân bay lớn nhất thế giới ở giữa sa mạc, biến nơi này trở thành đô thị sân bay của khu vực.
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Những lớp học không cần máy lạnh ở châu Phi
Các kiến trúc sư dùng vật liệu địa phương và kết hợp kỹ thuật truyền thống với công nghệ hiện đại để xây dựng những lớp học không cần máy lạnh ở Burkina Faso.